Đây là một công cụ phân tích cực kì hay và hữu dụng có thể áp dụng vào 8D, nhằm ngay lập tức tìm thấy được đối tượng nghi vấn, công cụ này xuất phát từ phương pháp KT(Vietquality sẽ giới thiệu phương pháp này sau). Để làm phân tích này chúng ta tập trung vào hỏi vấn đề là/ vấn đề không phải là. Có nghĩa là những gì đang diễn ra? Vấn đề là gì? Nó có thể xảy ra trên chỗ này mà sao không xảy ra trên chỗ khác. Ví dụ: sản xuất dòng sản phẩm A, qua quy trình nhiệt luyện. Nhiệt luyện có hai lò. Mà vấn đề chỉ xảy trên lò B, Lò C sản phẩm lại ok. Hoặc cả hai nhà máy cùng sản xuất một loại sản phẩm. Mà chỉ có một trong hai nhà máy có vấn đề. Hoặc sản phẩm sản xuất 3 ca, mà chỉ có ca 3 xảy ra vấn đề. Nên công cụ này cần phải hỏi những câu hỏi sau:
[8D] Kiểu lỗi là gì?
Khi đã xác định được kiểu lỗi, chúng ta đã có đủ thông tin về kiểu lỗi, và về những điều kiện mà nó xảy ra. Và giờ chúng ta tập trung vào hỏi những câu hỏi, xem tại sao nó lẽ ra phải xảy ra, mà nó không xảy ra. Ví dụ nếu sản xuất 3 ca, thì nếu xảy ra lỗi ở ca 1, thì ca 2, và ca 3 cũng phải xảy ra chứ. Thế tại sao nó không xảy ra.
Cho nên một khi nó không xảy ra, thì khác biệt là gì? Ca 2, ca 3, so với ca 1 có gì khác biệt.
[8D] Vị trí nào trên sản phẩm bị vấn đề?
Vị trí nào trên sản phẩm lẽ ra cũng bị mà không bị? Ví dụ, túi nylon vào tiệt trùng bị tách lớp, và quan sát thấy rằng chỉ có lớp trên bị tách, và nguyên nhân được chỉ định là vật liệu. Vậy nếu là vật liệu thì sao chỉ bị lớp trên mà không bị lớp dưới. Về cơ bản, vật liệu đâu phân biệt lớp.
Từ đó ta so sánh tiếp, những vị trí tương ứng, lẽ ra cũng bị vấn đề mà nó lại không bị. Vậy thì có gì khác nhau ở đây?
[8D] Khi nào vấn đề được phát hiện?
Khi nào vấn đề lẽ ra phải được phát hiện mà không phát hiện. Ví dụ, nếu chúng ta phát hiện vấn đề ở ca 1, lúc 12h, và nó tiếp tục diễn ra đến cuối ca 1 là 14h. Thì lẽ ra đầu ca 2 vấn đề phải phát hiện tiếp. Mà sau khi dọn chuyền, vào ca mới. Vấn đề lại biến mất. Vậy có gì khác biệt ở đây.
Tương tự như vậy chúng ta hỏi tiếp cho tại sao? Bao nhiêu?
Và để cụ thể là chúng ta nên làm một cái bảng luôn.
Vấn đề là(problem is) | Vấn đề không phải là( Problem is not) | |
What | ||
When | ||
Why | ||
How many | ||
Where |
Khi làm phân tích so sánh, sẽ gần như thấy ngay các vấn đề nghi vấn, từ đó giúp nhóm dự án có định hướng sâu hơn và giải quyết vấn đề một cách triệt để hơn. Sau khi phân tích so sách, loại trừ. Giới hạn của vấn đề sẽ được thu hẹp hơn. Và do đó ta lại sửa lại tuyên bố vấn đề một lần nữa cho phù hợp với thực tế. Mời các bạn xem tiếp bài sửa đổi lại tuyên bố vấn đề ở đây.
Tuan Huynh