Trọng tâm của yêu cầu trong mục này là xác định mức độ phù hợp về mặt mục đích sử dụng của các dụng cụ đo lường. Các phiên bản ISO trước tập trung chủ yếu vào hiệu chuẩn là chính. Từ phiên bản 2015 hiệu chuẩn vẫn còn nhưng tổ chức có nhiều hướng đi hơn để xác định tính phù hợp và hiệu quả của dụng cụ đo. Điểm mấu chốt nằm ở chỗ truy vết phép đo, nếu yêu cầu thì dĩ nhiên là hiệu chuẩn và thẩm định là cần. Mời các bạn tham khảo chi tiết phần khái quát ở đây.
Tương tự như chương 7.6 trong ISO 9001:2008 nhưng bớt nhấn mạnh vào phần hiệu chuẩn.
Nhưng trước đi quá xa chúng ta nên làm rõ một số khái niệm để tránh hiểu nhầm. Có hai vấn đề được nhắc đến trong hai điểm a và b của muc 7.1.5.1 là: thích hợp với từng loại hoạt động đo lường, và phù hợp với mục đích sử dụng.
Vậy thích hợp là lựa chọn đúng nguồn lực đo lường. Nguồn lực phải có khả năng thực hiện phép đo và có độ phân giải cần thiết để xác nhận sự phù hợp của phép đo. Ví dụ, tiêu chuẩn yêu cầu chiều dài +-0.02mm, mà độ phân giải trên thước kẹp cũng chỉ tới 2 số thập phân là không đạt. Cho nên thước kẹp này có thể dùng để đo những kích thước khác mà có yêu cầu trong tiêu chuẩn là một số thập phân. Ví dụ như +-0.1mm.
Phù hợp với mục đích sử dụng là phải duy trì khả năng đo lường của nguồn lực, đảm bảo nguồn lực phải sẵng sàng thực hiện phép đo khi cần thiết. Để đảm bảo tính phù hợp thì chúng ta cần quan tâm đến những việc sau đây:
- Hiệu chuẩn(Calibration)
- Xác minh(verification)
- Bảo dưỡng định kì
- Bảo dưỡng khi hư hỏng và sửa chữa
- Kiểm tra ngoại quan các thiết bị để phát hiện nếu hư hỏng.
- Thay thế định kì
- Nghiên cứu R&R
- Phân tích thống kê về độ dao động khi đo lường.

Trong các gợi ý trên thì hiệu chuẩn là đặc trưng và thông dụng nhất để đảm bảo phù hợp với mục đích sử dụng, nhưng tổ chức cũng có thể lựa chọn những hướng khác. Tổ chức phải tự tìm hiểu, phân tích nguồn lực đo lường và giám sát của mình. Hiểu rõ nó được sử dụng ra làm sao và xác định quá trình nào là cần thiết để mà chứng minh tính phù hợp. Ví dụ:
Một công ty làm bảng hiệu quảng cáo cho các cửa hàng. Bảng hiệu quảng cáo có yêu cầu dung sai là +- 6mm. Nên trưởng phòng chất lượng quyết định là dùng thước cuộn để đo bảng hiệu này. Và để chứng mình tính phù hợp, thì một năm có hai lần nhân viên kĩ thuật quan sát thước xem có hư hỏng và số có dễ đọc hay không? Rồi lưu trữ lại hồ sơ là xong. Các bạn không cần phải hiệu chuẩn trong trường hợp này.
Yêu cầu của mục 7.1.5 được áp dụng như một hành động tối thiểu để giám sát nguồn lực để đo lường và theo dõi nhằm đánh giá tính phù hợp của sản phẩm hay dịch vụ đối với yêu cầu. Do đó, nếu bạn sử dụng dụng cụ đo để xác minh xem sản phẩm của bạn có tốt hay không thì chắc chắn là bạn phải chuẩn bị để chứng minh cho yêu cầu “ phù hợp với mục đích sử dụng”.
Mời các bạn tham khảo phần kế tiếp ở mục liên kết chuẩn đo lường.
Tuan Huynh