Kanban là phương pháp quản lý sản xuất, thực thi bằng bảng truyền đạt thông tin, phiếu liên lạc. Nhờ có Kanban mà trong dây chuyền sản xuất sẽ không có chi tiết thiếu hay thừa, cũng như toàn xưởng không có sản phẩm tồn kho. Dưới đây là 6 nguyên tắc của Kanban, nếu chưa biết về Kanban bạn có thể tham khảo bài viết ở Link sau.
1. Không bao giờ giao hàng lỗi cho công đoạn sau
Làm ra chi tiết hay sản phẩm lỗi có nghĩa là bạn đã đầu tư lao động, nguyên vật liệu và thời gian vào những thứ không tạo ra giá trị mà còn gây tổn thất về năng suất cũng như chi phí. Do đó, nguyên tắc 1 bắt buộc:
- Nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các khiếm khuyết hay còn được gọi là kiểm soát khu vực.
- Tự động hóa (tức là máy tự động dừng khi phát hiện thấy lỗi).
- Nhanh chóng giải quyết vấn đề
- Trong trường hợp thành phần/chi tiết lỗi và tốt bị trộn lẫn với nhau, ngay lập tức thay thế chúng bằng thành phần/chi tiết tốt.
2. Khách hàng chỉ lấy những gì cần thiết
Suy nghĩ này giúp chúng ta giải quyết những vấn đề sản xuất như chúng ta cần phải sản xuất những gì, số lượng bao nhiêu và thời gian là bao lâu để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách (bên ngoài và nội bộ).
Hệ quả của nguyên tắc 2 là:
- Không lấy hàng mà không có Kanban.
- Mỗi mặt hàng phải đi kèm với một thẻ Kanban
- Chỉ lấy những gì được chỉ định với số lượng được chỉ định.
Nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta tránh được sản xuất quá nhiều, quá sớm hoặc sai thành phần, giảm được lãng phí về tồn kho.
3. Chỉ sản xuất những gì theo yêu cầu của khách hàng
Quy tắc thứ 3 được suy ra từ quy tắc 2, cho phép các quá trình sản xuất hoạt động đồng nhất, như thể chúng là một phần của dây chuyền lắp ráp di chuyển với tốc độ đồng đều. Kanbans là các bánh răng kết nối quá trình giữa khách hàng và nhà cung cấp.
Hệ quả của quy tắc 3 là:
- Không sản xuất nhiều hơn số lượng trong Kanban.
- Sản xuất theo trình tự thẻ Kanban mà bạn nhận được.
4. Mức độ sản xuất
Để các quá trình sản xuất đúng thành phần với số lượng phù hợp vào đúng thời điểm, chúng ta phải cung cấp được sự ổn định trong đơn đặt hàng. Chúng ta không thể đặt 50 cái một giờ, sau đó tăng lên 250 cái. Điều này yêu cầu quá trình sản xuất phải duy trì công xuất dư thừa hoặc sản xuất trước thời hạn để duy trì được dòng chảy ổn định. Do đó, chúng ta phải thiết kế một lịch trình sản xuất với thứ tự và số lượng phù hợp. Chúng ta phải lấy sản phẩm vào những thời điểm cố định, với số lượng cố định và theo một trình tự cố định.
5. Sử dụng Kanban để tinh chỉnh sản xuất
Hệ thống Kanban không thể đáp ứng được với những thay đổi lớn trong sản xuất. Do đó, chúng ta phải giải quyết được những vấn đề trong hoạch sản xuất. Và Kanban là phương tiện để tinh chỉnh quá trình sản xuất theo kế hoạch sản xuất.
Ví dụ: nếu khách hàng không có sự ổn định trong đơn đặt hàng, tốc độ sản xuất không ổn định như khi thì cần 100 miếng trong giờ đầu tiên, 200 miếng trong giờ thứ 2 và giờ thứ 3 là 75 miếng. Khi đó, rất dễ có xu hướng chuyển sang dự trữ vật tư và hàng tồn kho, đầu tư vào công xuất vượt trội (con người, máy móc) dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống Kanban.
6. Ổn định và tăng cường quá trình
Không thể đáp ứng được nguyên tắc từ 1 tới 5, nếu không có một quá trình tốt và ổn định. Do đó, chúng ta phải nâng cao khả năng của các quá trình, liên tục giảm các nguồn lãng phí Muda, Mura và Muri bằng cách:
- Triển khai poka-yokes để phát hiện lỗi
- Giảm thời gian di chuyển hoặc các tư thế khó gây căng thẳng, khó khăn trong quá trình thực hiện
- Hợp lý hóa bố cục làm việc, ví dụ: các dây chuyền có hình chữ U và các thành viên trong nhóm có thể kiểm tra toàn bộ quá trình.
ThuHuong