KANBAN


Kanban là gì?

Kanban dịch từ tiếng Nhật có nghĩa là “bảng thông tin”. Đây là một thuật ngữ bắt nguồn từ công ty chế tạo xe hơi Toyota. Kanban là phương pháp quản lý công đoạn sản xuất, thực thi bằng các bảng truyền đạt thông tin, phiếu liên lạc giữa các công đoạn. Trong dây chuyền sản xuất, không có chi tiết thiếu hay thừa. Toàn xưởng sản xuất không có sản phẩm tồn kho cũng như không có nguyên vật liệu tồn kho.

Đúng chính xác vào giờ A thì chi tiết, linh kiện được ráp trên dây chuyền đến công đoạn A. Và ngay tại thời điểm mà linh kiện đến công đoạn A thì các bộ phận vệ tinh phải đưa chi tiết (hàng) vào, đúng ngay giờ khắc và dây chuyền công đoạn đó. Đưa đúng và đủ số lượng cần thiết, không dư không thiếu và không thể lệch một phút. Công đoạn B, C, D thì cũng như vậy cho đến khi hoàn thành sản phẩm.

Sản phẩm hoàn thành xong sẽ được giao cho khách hàng hoặc đưa xuống cảng tập trung để xuất xưởng ngay lập tức, đúng với hợp đồng và đơn đặt hàng. Không có sản phẩm tồn kho trong bãi sản xuất.

2. NỘI DUNG
Kanban là công cụ kiểm soát sản xuất, có thể có nhiều màu sắc để chỉ định nguyên liệu và các công đoạn khác nhau. Đối với trạm công việc này kanban là một phiếu (thẻ) đặt hàng, còn đối với trạm kế tiếp nó trở thành một phiếu vận chuyển – chỉ định rõ phải nhận bộ phận, chi tiết hay nguyên liệu nào từ trạm trước nó với số lượng bao nhiêu.

3. PHÂN LOẠI
– Kanban tạm thời (temporary kanban): Kanban được phát hành có thời hạn trong các trường hợp bị thiếu hàng.
– Kanban cung ứng (supplier kanban): Đây là loại dùng để thông báo cho nhà cung cấp biết cần phải giao hàng.
– Kanban tín hiệu (signal kanban): Là loại dùng để thông báo kế hoạch cho các công đoạn sản xuất theo lô.
– Kanban sản xuất (production kanban): Đây là loại dùng để báo cho dây chuyền sản xuất cần sản xuất chi tiết, sản phẩm để bù vào lượng hàng đã giao đi.
– Kanban vận chuyển (transport kanban): Đây là loại dùng để thông báo cho công đoạn trước cần chuyển chi tiết, sản phẩm cho công đoạn sau.

4. NGUYÊN TẮC
– Khoảng thời gian giữa các lần giao cần được giảm thiểu.
– Mỗi thùng hàng phải chứa một thẻ Kanban trên đó ghi tên chi tiết, nơi sản xuất, nơi chuyển đến và số lượng.
– Số lượng kanban cần được giảm thiểu.
– Không được giao chi tiết phế phẩm cho công đoạn sau.
– Mỗi khay, thùng phải đựng đúng số lượng được chỉ định.
– Không được giao chi tiết phế phẩm cho công đoạn sau.
– Chi tiết luôn được “kéo” bởi công đoạn sau.
– Không bắt đầu sản xuất khi không nhận được kanban.

5. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
5.1. Ưu điểm:
– Tiết kiệm tối đa vật tư và nguyên liệu.
– Độ chính xác sản phẩm.
– Độ chính xác giờ giấc.
– Vòng đời sản phẩm quay nhanh vì khả năng phân tán lao động cao…
5.2. Nhược điểm:
– Đòi hỏi chế độ bảo mật kỹ thuật đối với các bộ phận vệ tinh nghiêm ngặt, nếu không rất dễ bị lộ kỹ thuật ra ngoài.
– Đòi hỏi toàn dây chuyền sản xuất phải có một hệ thống nhân viên và kỹ thuật viên có trình độ và có kiến thức, kỉ luật cao.
– Đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng của xã hội tốt, hoàn hảo;
– Vận chuyển hàng hoá, phụ kiện phải thật chính xác, nếu không sẽ kéo theo việc ngưng hoạt động toàn bộ dây chuyền liên quan đến toàn bộ quy trình hoạt động.

Thu Hường

2 thoughts on “KANBAN

Leave a Reply