[Lean] Sản xuất tinh gọn- 5 nguyên tắc, 8 lãng phí

Trong bài trước các bạn đã nhận diện thế nào là một công ty lean, các bạn đã biết lean là gì. Chắc hẳn các bạn cũng biết được thuật ngữ Lean ra đời năm 1988 và được thế giới biết đến năm 1990 thông qua cuốn sách “ Cỗ máy làm thay đổi thế giới”, dựa trên dự án nghiên cứu 5 triệu đô la của viện công nghệ Massachusetts (MIT). Kể từ đó, các nguyên tắc tinh gọn đã ảnh hưởng sâu sắc đến các khái niệm sản xuất trên toàn thế giới, cũng như các ngành công nghiệp ngoài sản xuất, bao gồm chăm sóc sức khỏe, phát triển phần mềm và dịch vụ. Bài này Việt Quality(Vietquality) sẽ giới thiệu các bạn 5 nguyên tắc và 8 nguồn lãng phí trong Lean (Sản xuất tinh gọn).

5 Nguyên tắc của sản xuất tinh gọn(lean Manufacturing)

  1. Xác định giá trị từ góc nhìn của khách hàng.
    Giá trị được tạo ra từ nhà sản xuất, từ người tạo ra sản phẩm. Nhưng nó phải được xây dựng từ góc nhìn của khách hàng. Bán những gì khách hàng cần chứ không phải bán những gì ta có. Nới cách khác các công ty phải hiểu khách hàng cần gì, và tạo ra những sản phẩm mà khách hàng mong muốn. Từ đó họ cũng có thể nắm được mức mà khách hàng sẵng sàng chi trả cho sản phẩm, nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
  2. Xây dựng sơ đồ dòng giá trị
    – Nguyên lý này cần phải kết hợp việc xây dựng hệ thống thu thập và phân tích luồng thông tin, hoặc các vật tư cần thiết để sản xuất một một sản phẩm cụ thể, hoặc một dịch vụ cụ thể. Nhằm mục đích là từ những thông tin đó, ta có thể phân tích và nhận diện được các lãng phí, rồi từ đó mới có những hành động nhằm loại bỏ lãng phí. Dòng giá trị bao gồm toàn

    – Tổ chức phải kiểm tra tất cả các công đoạn cảu quy trình để tìm ra lãng phí hay còn gọi là Muda trong tiếng Nhật, bất cứ điều gì không mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng phải được loại bỏ. Trong tư duy tinh gọn và thực hành tinh gọn thì quan lý chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng.
  3. Tạo ra dòng chảy
    Ở bước này tổ chức phải loại bỏ hoàn toàn các rào cản, trở ngại trong quá trình sản xuất, vận hành. Đảm bảo vật liệu được chạy xuyên suốt theo quy trình mà không phải chờ đợi hay tắc ở công đoạn nào. Mục đích chính của bước này là nhận dạng và cải tiến thời gian thực hiện để đảm bảo một sự trơn tru từ lúc nhận đơn hàng cho đến khi giao hàng. Tạo ra dòng chảy rất quan trọng để thấy được sự lãng phí và loại bỏ nó. Sản xuất tinh gọn phụ thuộc rất nhiều vào việc loại bỏ sự gián đoạn trong quá trình sản xuất.
  4. Thiết lập hệ thống sản xuất theo nhu cầu (Pull system)
    Điều này có nghĩa là bạn chỉ cần bắt đầu sản xuất khi có đơn hàng, sản xuất tinh gọn( lean) sử dụng hệ thống kéo chứ không phải hệ thống đẩy như thông thường.

    Với một hệ thống đẩy, thì tổ chức phải dựa vào hệ thống kế hoạch sản xuất. Lượng hàng hóa sẽ được dự báo trước, và sản xuất sẽ cố gắng sản xuất để đáp ứng theo nhu cầu đó. Tuy nhiên dự báo thường không chính xác, làm cho việc khi thì thừa hàng dẫn đến lượng tồn kho tăng cao, khi thì thiếu hàng làm ảnh hưởng đế việc giao hàng, làm cho khách hàng không thỏa mãn.
    Trái ngược với nó là hệ thống kéo: Sản xuất tinh gọn dựa trên hệ thống kéo thì không có gì được mua hoặc sản xuất trước, mọi việc chỉ được bắt đầu khi bạn nhận được đơn hàng. Do đó hệ thống kéo tiết kiệm về việc tồn kho cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên cần phải có sự linh động cao và kết nối tốt.
  5. Hướng tới sự hoàn hảo bằng tinh thần cải tiến liên tục- Kaizen.
    Một trong những giá trị cốt lõi của Lean( sản xuất tinh gọn) là tinh thần cải tiến liên tục để hướng đến sự hoàn hảo, trong đó việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề chất lượng và có biện pháp khắc phục, nhằm ngăn chặn việc lặp lại là một việc quan trọng, phải thực hiện xuyên suốt.

8 Loại lãng phí trong lean.

Trong hệ thống sản xuất của Toyota đã đưa ra cụ thể 7 loại lãng phí  về cả nguồn lực lẫn quy trình mà không đem lại giá trị tăng thêm cho khách hàng. 7 loại lãng phí này là.
Mời các bạn xem thêm 8 loại lãng phí trong văn phòng ở đây.

  1. Lãng phí do vận chuyển
  2. Lãng phí do tồn kho
  3. Lãng phí do Lãng phí do vận chuyển, duy chuyển
  4. Lãng phí do chờ đợi
  5. Lãng phí do sản xuất dư thừa
  6. Lãng phí do thao tác thừa
  7. Lãng phí do sản phẩm lỗi và sửa chữa sản phẩm lỗi

Mặc dù không được nhắc đến trong hệ thống sản xuất Toyota(TPS), nhưng rất nhiều nhà thực hành lean (sản xuất tinh gọn) thấy rằng cần phải đưa loại lãng phí số 8 vào nữa, đó là:
8. Lãng phí do không tận dụng được hết năng xuất của nguồn nhân lực, trong việc sử dụng tài năng của nhân viên.

Tuấn Huỳnh

Leave a Reply