Lịch sử của Lean

Lean manufacturing hay viết ngắn gọn là lean, một thuật ngữ để mô tả sự tinh gọn trong sản xuất, tinh gọn trong quản lý. Nhằm giảm thiểu lãng phí và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Đã có rất nhiều bài viết về Lean như Lean là gì? Tại sao nên áp dụng Lean? Hay làm sao để nhận dạng một tổ chức Lean? Vậy bạn có biết lịch sử về Lean không? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết này để biết tổng quát lịch sử về Lean.

Năm1799, Eli Whitney, người phát minh của Cotton Gin, nhận hợp đồng sản xuất 10.000 súng hỏa mai cho Quân đội Hoa Kỳ với chi phí thấp là 13,40 đô la mỗi chiếc. Để làm điều này, anh ta đã hoàn thiện quy trình thiết kế để các bộ phận có thể thay thế cho nhau giữa các súng hỏa mai, cho phép quá trình được phân chia và tiêu chuẩn hóa.

Từ năm 1894 tới năm 1912, Frederick W Taylor đã xuất bản một loạt các bài viết về nâng cao năng xuất, tác phẩm nổi tiếng nhất là “Nguyên tắc quản lý khoa học (The Principles of Scientific Management)” được xuất bản năm 1911, với những chi tiết về cách loại bỏ những yếu tố không hiệu quả trong công nghiệp và ủng hộ mạnh mẽ tiêu chuẩn hóa công việc và phân công lao động để nâng cao hiệu quả. Cách tiếp cận này sau này được gọi là “Taylorism”.

Năm 1905 tới năm 1921, Frank và Lillian Gilbreth đã xuất bản một loạt các bài báo và sách về nâng cao năng xuất thông qua nghiên cứu thời gian và chuyển động. Đỉnh cao là năm 1921 với cuốn sách “Nghiên cứu chuyển động và thời gian là yếu tố cơ bản trong lập kế hoạch và kiểm soát (Time and Motion Study As Fundamental Factors in Planning and Control)”.

Năm 1910, Henry Ford và Charles E Sorensen đã tạo ra một chiến lược sản xuất toàn diện, thực hiện tại Nhà máy Highland Park, nhà máy ô tô đầu tiên trên thế giới sử dụng dây chuyền lắp ráp. Năm 1914, họ tạo ra dây chuyền lắp ráp di chuyển đầu tiên, do đó thời gian sản xuất giảm thêm 75% nữa.

Năm1943, Taiichi Ohno gia nhập Tập đoàn ô tô Toyota và sau đó (từ 1947 trở đi) cùng với người sáng lập Toyota đã tạo ra Hệ thống sản xuất Toyota (TPS). Một hệ thống sản xuất được phát triển nhằn đảm bảo chất lượng tốt với công nghệ cao, chi phí hợp lý để tối đa hóa năng suất.

Năm 1988, John Krafcik xuất bản bài báo “Chiến thắng của Hệ thống sản xuất Lean“, lần đầu tiên sử dụng từ Lean kết hợp với Hệ thống sản xuất Toyota.

 Năm 1990 đến năm 1996, thuật ngữ “Lean manufacturing” đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn sách “Cỗ máy thay đổi cả thế giới (The Machine that Changed the World,” của Jim Womack, Daniel Roos và Dan Jones xuất bản 1990.Trước đó năm 1988, Tiến sĩ Jim P. Womack và một nhóm các nhà nghiên cứu làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tình cờ quan sát được rất nhiều điều độc đáo trong lúc điều tra về ngành công nghiệp ô tô quốc tế. Những điều họ thấy này khiến cho đoàn nghiên cứu vô cùng thích thú, nhưng cũng vô cùng vất vả để tìm kiếm một thuật ngữ để mô tả cho những gì họ thấy tại công ty này. Và Lean được dùng để làm nổi bật khái niệm về sản xuất tinh gọn của họ so với khái niệm sản xuất hàng loạt (mass production). Womack và Jones tiếp tục xuất bản cuốn sách Lean Thinking (xuất bản 1996) mô tả 5 nguyên tắc của Lean và đưa thuật ngữ này ra rộng hơn nữa với cộng đồng .

So với đa số các tổ chức, Lean dễ hiểu hơn so với TPS đã được xây dựng trong một khoảng thời gian dài. TPS có một sự thống nhất trong hệ thống và kết cấu, do đó nếu thiếu một trong những khía cạnh thì TPS sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Trong khi đó Lean được áp dụng dễ dàng hơn  cho mọi tổ chức, cả những tổ chức đang bước đầu đặt ra các quy trình, cải thiện tổ chức và nền văn hóa.

 

ThuHuong

Leave a Reply