Lịch sử của Six Sigma (P.1)


Lịch sử ra đời của Six Sigma thường được biết đến từ các công ty lớn như Toyota và Motorola, nhưng phương pháp này thực sự  đã có từ thế kỷ 19. Trước khi đi sâu vào lịch sử của Six Sigma, điều quan trọng là phải hiểu được sự khác biệt giữa quản lý chất lượng truyền thống, như Quản lý chất lượng toàn diện (TMQ) và các phương pháp cải tiến quy trình liên tục, như Six Sigma.

Hầu hết các phương pháp cải tiến và chương trình chất lượng đều có cùng một nguồn gốc. chương trình chất lượng và phương pháp cải tiến quy trình liên tục đều mong muốn đạt được các mục tiêu như giảm lỗi và khiếm khuyết, giúp các quy trình hiệu quả hơn, cải thiện sự hài lòng của khách hàng và tăng lợi nhuận. Nhưng các chương trình chất lượng tập trung vào việc đạt được một mục tiêu cụ thể. Chương trình sẽ liên tục hoạt động và hướng tới một mục tiêu hoặc khi đạt được mục tiêu thì nó sẽ bắt đầu lại với mục tiêu mới

Six Sigma luôn hướng tới cải tiến chất lượng liên tục nhằm tối ưu hóa hiệu suất của một tổ chức từ trong ra ngoài. Six Sigma, cho phép tổ chức thực hiện những cải tiến nhỏ và sâu rộng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả và chi phí. Six Sigma hướng tới các mục tiêu riêng lẻ liên quan đến từng dự án, tạo ra các biện pháp bảo vệ và chiến thuật để ngay cả sau khi dự án được hoàn thành, thì biện pháp kiểm soát được đưa ra để đảm bảo tiến trình vẫn được suy trì và không thể trở lại con đường cũ.

Sự phát triển của kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC)

Six Sigma áp dụng các số liệu thống kê để xác định, đo lường, phân tích, xác minh và kiểm soát các quy trình. Trên thực tế, các nhóm Six Sigma thường sử dụng các phương pháp được biết đến như DMAIC hoặc DMADV để thực hiện các cải tiến và phát triển cho các quy trình. DMAIC là viết tắt của Xác định, Đo lường, Phân tích, Cải thiện và Kiểm soát. Đây là năm giai đoạn của một dự án Six Sigma để cải thiện một quy trình đã tồn tại. Khi phát triển một quy trình mới, các nhóm sử dụng DMADV, viết tắt của Xác định, Đo lường, Phân tích, Thiết kế và Xác minh.

 Kiểm soát quá trình bằng thống kê, là xương sống của phương pháp Six Sigma, được phát triển trên đường cong thông thường của Carl Friedrich Gauss trong thế kỷ 19. Nó là mô hình được sử dụng rộng rãi nhất và các mô hình khác cũng được phát triển từ đường cong thông thường này

Vào đầu thế kỷ 20, kiểm soát quá trình bằng thống kê đã nhận được một sự thúc đẩy lớn khác nhờ những đóng góp từ một kỹ sư và học giả tên Walter Shewhart. Đóng góp của Shewhart cho chất lượng là rất nhiều, trong đó có hai đóng góp lớn:

Đầu tiên, Shewhart là người đầu tiên đưa ra mối liên quan chặt chẽ giữa cấp độ six sigma (sigma level) và chất lượng và ông cũng đã định nghĩa một quá trình cần điều chỉnh hoặc sửa chữa là một quá trình đang thực hiện ở mức ba sigma. Do lỗi và chi phí tăng theo cấp số nhân khi mức độ sigma giảm (Six sigma…)

Thứ hai, Shewhart được coi là cha đẻ của biểu đồ kiểm soát. Biểu đồ kiểm soát nó là một thành phần quan trọng của kiểm soát quy trình bằng thống kê cho phép các tổ chức duy trì hiệu suất quy trình được cải tiến sau khi áp dụng Six Sigma.

Trong khoảng thời gian đó, W. Edwards Deming đang làm việc cho Bộ Nông nghiệp của Hoa Kỳ. Ông đã hẹn gặp Shewhart để nói chuyện. Và ông đã đưa các khái niệm thống kê của Shewhart đến Cục điều tra dân số Hoa Kỳ và ứng dụng phương pháp Kiểm soát quá trình thống kê của Walter A. Shewhart vào tính toán và quản lý tiến trình công việc.

Một trong những ý tưởng của Deming, được gọi là chu trình PDCA ((Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – hành động). Sự cải tiến xuất hiện khi bạn nhận ra cần phải thay đổi và lập kế hoạch để tạo ra sự cải tiến. Tiếp theo, bạn làm một cái gì đó bằng cách thử nghiệm ý tưởng của bạn. Sử dụng kết quả của thử nghiệm, bạn kiểm tra hoặc xác minh rằng các cải tiến của bạn có thể áp dụng được. Sau đó, bạn hành động, đưa các cải tiến của bạn đến một môi trường sản xuất hoặc quy mô bên ngoài môi trường thử nghiệm. Thực tế là PDCA là một chu trình không bao giờ kết thúc, luôn luôn có những cải tiến được thực hiện. Và đây là một nguyên lý cốt lõi của Six Sigma.

Sau Thế chiến II, Deming đã làm việc tại Nhật Bản. ở đây ông đã thuyết phục các nhà thống kê và các kỹ sư rằng kiểm soát quá trình bằng thống kê cần thiết trong việc thúc đẩy hiệu quả kinh tế và sản xuất để khắc phục thiệt hại từ chiến tranh. Cuối cùng, Deming trở thành một giáo viên và nhà tư vấn có giá trị cho các công ty sản xuất tại Nhật Bản, đưa ra những ý tưởng và khái niệm sớm trở thành Hệ thống sản xuất Toyota, hay Lean Six Sigma.

ThuyHanh

1 thought on “Lịch sử của Six Sigma (P.1)

Leave a Reply