Lãnh đạo luôn đóng vai trò quan trọng trong một tổ chức, do họ ảnh hưởng trực tiếp sự thành công của xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Quan trọng nhất là sự đồng lòng của lãnh đạo ở tất cả các cấp trong việc thiết lập mục đích chất lượng, phương hướng thực thi. Ngoài ra còn phải tạo điều kiện, làm gương, gây áp lực cho toàn bộ tổ chức trong việc thực thi các mục tiêu chất lượng. Nếu bạn chưa biết chất lượng là gì thì mời đọc bài viết cơ bản tại đây.
Cơ sở của nguyên tắc lãnh đạo
Một mục đích đặt ra, đặt biệt là mục tiêu chất lượng, cần có sự đồng lòng của toàn bộ tổ chức, cần phải có phương pháp, có nguồn lực để thực hiện, có những khó khăn cần phải đè bẹp, phải mọi giá hướng đến mục tiêu cuối cùng. Tất cả những việc này quyết định đến thành công của QMS, chỉ có lãnh đạo mới giải quyết được. Tuy nhiên cần nhất vẫn là trên dưới một lòng, thống nhất về mục tiêu chất lượng, việc không đồng nhất tạo ra rất nhiều mâu thuẫn giữa các phòng ban, nên làm không khéo còn có thể gây ra sự trì trệ. Do đó lãnh đạo phải thực sự dồn công sức vào các hoạt động của tổ chức.
Những lợi ích đạt được từ nguyên tắc lãnh đạo
- Nâng cao hiệu quả và tính khả thi trong việc đạt được mục tiêu chất lượng của tổ chức.
- Các quy trình của tổ chức có tính thống nhất, phối hợp và hỗ trợ nhau tốt hơn.
- Nâng cao luồng thông tin, cải thiện sự giao tiếp giữa các cấp trong tổ chức.
- Nâng cao năng lực của tổ chức cũng như từng thành viên trong tổ chức để đáp ứng tốt hơn mong đợi của khách hàng.
Các hành động nên tập trung để lãnh đạo
- Truyền đạt xuyên suốt tổ chức về nhiệm vụ, tầm nhìn, chiến lượt, chính sách và quy trình, đảm bảo rằng mọi thành viên đều hiểu và thực thi theo đúng định hướng đã đề ra.
- Tạo ra, duy trì và truyền thông một văn hóa tổ chức như tập trung vào các giá trị cốt lõi, giá trị chung, vào công bằng trong tổ chức, đạo đức kinh doanh…
- Tạo ra một môi trường làm việc hoàn toàn tin cậy và liêm chính.
- Khuyến kích suy nghĩ cởi mở, tạo ra văn hóa hóa nói thật nói thẳng, đề cao tính chính trực, tin tưởng vào con người và hoàn toàn liêm chính.
- Đẩy mạnh toàn tổ chức, hướng tới hoàn thành mục tiêu chất lượng, tạo ra sự cam kết, gắn kết trong toàn bộ tổ chức về vấn đề chất lượng.
- Tất cả các cấp lãnh đạo trong công ty đều phải nhận thức được các vấn đề chất lượng, từ đó đi đầu, tiên phong, thúc đẩy mọi người.
- Đảm bảo rằng phải có đầy đủ nguồn lực để thực thi tất cả các vấn đề đã đề ra.
- Cần có các hoạt động truyền cảm hứng, khuyến khích và công nhận sự đóng góp của tất cả mọi người.
Tóm lại
Đây là nguyên tắc thứ 2 trong 7 nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng, một lần nữa nhấn mạnh vai trò của lãnh đạo trong tổ chức. Ở Việt Nam lãnh đạo đứng ở một tầm vĩ mô, trong khi mọi hoạt động cần phải thống nhất từ dưới lên trên, mọi quy trình phải được tuân theo một cách triệt để, không chừa một ai.
Do đó lãnh đạo phải làm gương, phải tạo và duy trì một hình ảnh gắn liền với mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo cũng nên thường xuyên xem xét về nhu cầu của các bên quan tâm bao gồm khách hàng, chủ sở hữu, nhân viên, công đồng địa phương. Lãnh đạo cũng phải thiết lập một tầm nhìn rõ ràng về tương lai của tổ chức, họ cũng nên đặt ra mục tiêu có giá trị và phải đầy thách thức để có thể vận dụng được tối đa nguồn lực của tổ chức.
Ngoài ra cũng có một số nguyên tắc khác tạo nên giá trị của toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng. Mời bạn cùng Vietquality tham khảo nguyên tắc số 3 tại đây.
Tuấn Huỳnh