Chúng ta đã qua rất nhiều lợi ích của lean, chúng ta đã thấy diễn tả lean ở một màu hồng. Nhưng cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Hôm nay chúng ta cùng bàn về một số vấn đề ở mặt trái của Lean. Không có điều gì là hoàn hảo, và lean cũng vậy. Vậy nó có những yếu điểm gì? Mời các bạn tham khảo phía dưới. Nhưng trước khi đi quá xa, nếu các bạn vẫn chưa biết về lean, mời các bạn tham khảo bài viết sau “Lean là gì”, hay bài viết “cách nhận diện lean”.
1.Vấn đề khó khăn nhất nằm ở chuỗi cung ứng:
Theo triết lý của Lean thì những gì quá mức tối thiểu đều không tốt cho nên công ty không được có hàng tồn kho quá nhiều, vật tư không được mua nhiều hơn mức cần thiết. Cho nên mọi thứ phải vừa đủ, vừa đúng lúc. Nên khi có những sự cố xảy ra ngoài ý muốn như là nhân viên đình công, hàng kẹt ở cảng, một nhà cung ứng nào đó nằm ở khu vực có thiên tai lũ lụt thì chắc chắn là công ty phải dừng chuyền.
Nhiều khi bạn không phải là một công ty lớn, bạn không có danh tiếng, số lượng mua cũng không nhiều. Nên bạn hoàn toàn mất lợi thế trước nhà cung ứng. Bạn không thể mua có chút xíu mà bắt họ phải giao hàng theo lịch trình để khỏi tồn kho được. Và lúc này họ sẽ nói “anh muốn mua thì mua, không thì thôi”, anh muốn giá tốt anh hãy đặt hàng cho một năm, anh muốn lean, muốn mua ít thì tăng giá. Lúc này e rằng tiết kiệm từ lean không đủ bù đắp vào khoảng thiệt hại này.
2.Giới hạn về máy móc, nhân công.
Lean có nghĩa là bạn có vừa đủ máy móc, vừa đủ con người. Trong một nhà máy lean bạn không được phép có thừa dụng cụ, nhưng vì một lý do nào đó, dụng cụ và máy móc hỏng hóc bạn gần như là sẽ không có thiết bị thay thế, dẫn đến việc dừng chuyền, gây ra lãng phí nhân công hay trễ giao hàng, khiến khách hàng không vui là điều dễ hiểu.
Hoặc khách hàng đột ngột tăng sản lượng, hoặc vì một sự kiện nào đó mà nhu cầu tăng cao bất thường thì bạn rất khó để có lượng nhân công bù đắp vào cho sự tăng nhu cầu này, dẫn đến mất cơ hội tăng lợi nhuận.
3.Chi phí cao nếu thực hiện không đúng cách.
Đùng một cái bạn muốn chuyển đổi qua lean, bạn phải dẹp bỏ nhiều cơ sở vật chất cũ, bạn thay đổi dòng chảy vật liệu. Bạn tạo workcell, phải thay đổi theo one-piece flow… Dĩ nhiên là kéo theo rất rất nhiều chi phí, đó là chưa kể chi phí đào tạo, huấn luyện cho con người. Chưa kể phải đập bỏ những thứ cũ đi, mà quan trọng nhất là tư duy cũ là thứ khó đập bỏ nhất. Mà khó đập thì họ quay lại cãi nhau, gây khó dễ, phản đối, làm đình trệ hoàn toàn quá trình sản xuất. Nếu nhóm tư duy cũ mà mạnh hơn cả nhóm tư duy mới thì kế hoạch có nguy cơ phá sản cao.
4.Dễ mất sự thỏa mãn của khách hàng.
Như đã nói, lean thì mọi thứ được tính toán ở mức vừa khớp, không có gì là dư thừa, không có một giá trị gọi là an toàn. Vì dụ như khoản tồn kho an toàn, lượng nhân công an toàn. Nói chung là không có chỗ, hay hạn chế tối đa cho viêc phát sinh. Ví dụ kế hoạch này về tết chúng ta tính toán chi tiêu tầm 20tr, thường thì chúng ta cho 24 triệu, lỡ phát sinh là vừa. Hoặc làm nhà bao giờ cũng cho thêm 10%-20% phát sinh. Mà những thứ “phát sinh” này trong lean gọi là lãng phí. Nên lean là vừa đúng vừa đủ. Nên khi có gì phát sinh là chúng ta lãnh đủ. Khách hàng nóng giận vì không giao hàng kịp, làm cho tổ chức mất uy tín, giảm sự hài lòng của khách hàng.
5.Yếu tố con người
Đây phải nói là yếu tố tiên quyết cho thành công của một tổ chức lean, nhưng con người là vấn đề đau đầu, nhức óc nhất, đặc biệt là ở Việt Nam. Các đồng chí thì hay nói là dân trí thấp, mà riêng mình thì mình thấy không phải. Người dân mình có xu hướng nhìn rất ngắn hạn, có thể là do văn hóa, xuất phát từ tình hình quốc gia chiến tranh triền miền, đói kém. Nên tâm lý ăn xổi, no ngày nay, mai biết ra sao đã ăn rất sâu vào tâm lý rồi. Nên ở Việt Nam mình vì sự nghiệp “10 năm trồng cây, trăm năm trồng người”, không biết mình có hiểu lệch lạc câu nói này hay không? Chứ để thay đổi tư duy con người chắc là mất cả trăm năm.
Ở lean người ta yêu cầu mỗi cá nhân phải hiểu rõ công việc của mình, phải biết nhận dạng lãng phí, phải tự động có đề xuất cải tiến. Hơi khó khi nói tới vấn đề tự nguyện, tự động của người Việt Nam, ta nói có những người từng làm đến QA Manager, có mười mấy năm kinh nghiệm mà đứng giữa thanh thiên bạch nhật, bá quan văn võ phán “Những gì bất thường là nonconformity hết, là sai sót hết”. Cạn lời. Nên nếu ở Việt Nam mà làm lean thuần, lean chính thống là dễ thất bại ở tư duy của con người.
Việt Quality (Vietquality) đã nêu ra một số nhược điểm của lean, nhưng dù sao lợi ích mà lean đem lại còn nhiều hơn là nhược điểm của nó. Và sẽ thật tuyệt vời nên chúng ta áp dụng một cách linh hoạt để vừa tận dụng ưu điểm của lean và tránh được những nhược điểm của nó. Để tham khảo thêm các góc nhìn khác về lean, mời bạn tham khảo các bài viết khác ở đây.
Tuấn Huỳnh