“Audit” là một trong những hoạt động quan trọng nhằm đánh giá về qui trình, hiệu suất và khả năng hoạt động một tổ chức tại thời điểm đánh giá. Để thực hiện một buổi audit thành công, đòi hỏi người thực hiện audit cần phải trải qua nhiều giai đoạn chuẩn bị phức tạp. Xuyên suốt quá trình audit có rất nhiều phòng ban, lĩnh vực… cần được đánh giá. Do đó, đôi khi người thực hiện sẽ bị nhầm lẫn và mất định hướng.
Vì vậy, “Audit checklist” được xem là một công cụ hổ trợ hiệu quả giúp cho quá trình audit diễn tra một cách thuận lợi và nhanh chóng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ và giải đáp một phần nào đó về khái niệm “Audit checklist” và cách thiết kế một bảng “Audit checklist” hoàn chỉnh.
“Audit Checklist” là gì?
- Là bảng danh mục các câu hỏi quan trọng được người thực hiện kiểm toán liệt kê và chuẩn bị trước khi thực hiện quá trình audit
- Audit Checklist được áp dụng thông dụng trong nhiều loại hình audit như: kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà cung cấp, kiểm toán độc lập…
Lợi ích của “Audit Checklist”
- Audit checklist được biết đến như một trong những công cụ quản lý hữu ích, giúp cho quá trình kiểm toán được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng
- Audit checklist còn giúp người thực trách việc bỏ sót hay kiểm tra lặp lại một vấn vấn đề kiểm toán
- Ngoài ra, Audit checklist hổ trợ người thực hiện định hình rõ các chi tiết cụ thể về những yêu cầu cần tìm kiếm, cách đo lường kết quả và ghi chép lại các bằng chứng trong quá trình audit
Làm thế nào để thiết kế một bản “Audit Checklist” hoàn chỉnh?
Một bản Audit Checklist được gọi là hoàn chỉnh khi nó đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Xác định những phạm vi bạn muốn kiểm tra và cách thức thực hiện điều đó
Ví dụ: Ví dụ: Nếu bạn muốn đánh giá khả năng truyền đạt chính sách chất lượng trong một nhà máy, bạn có thể kiểm tra cách bố trí “Chính Sách Chất Lượng” hay yêu cầu bất kì công nhân trong nhà máy phát biểu về điều này
- Ghi chép lại những câu hỏi có thể trả lời một cách dứt khoát, nhanh gọn và có thể đo lường bằng điểm số
- Xác định phương pháp cho điểm tương ứng với các kết quả đạt được
Ví dụ: Thang điểm dùng để đánh giá khả năng hoàn thành các yêu cầu theo quy định
Yêu cầu |
Điểm |
Ghi nhận đầy đủ và thực hiện đúng theo quy định |
10 |
Chưa ghi nhận đầy đủ nhưng thực hiện đầy đủ |
8 |
Ghi nhận đầy đủ nhưng thực hiện chưa đầy đủ |
5 |
Ghị nhận đầy đủ nhưng không thực hiện |
2 |
Không ghi nhận cũng như không thực hiện |
0 |
Không áp dụng trong quy định của nhà máy |
N/A |
Tóm lại: Qua bài viết trên, chúng ta có thể nhận ra rằng việc sự dụng bảng “Audit checklist” đem lại rất nhiều lợi ích cho quá trình audit. Nâng cao tính hiệu quả, giảm thời gian đánh giá và làm cho buổi audit trở nên chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp phần nào thông tin cơ bản về cách thiết kế một bản “Audit Checklist” hoàn chỉnh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm những bài viết liên quan ở Link sau.
Harley Lee