TPM-Bảo trì năng suất toàn diện

Ngày nay với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất lớn và việc áp dụng Lean sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm được chi phí nhưng vẫn có được chất lượng cao. Có rất nhiều công cụ Lean đã được giới thiệu trược đó. Và trong phần này mình xin giới thiệu thêm một công cụ được sử dụng phổ biến trong sản xuất đó là TPM (Total Productive Maintenance) hay còn gọi là bảo trì năng suất toàn diện.

TPM (Total Productive Maintenance) là gì?

Total productive maintenance (TPM) là bảo trì năng suất toàn diện, là chìa khóa cho sự ổn định và hiệu quả của máy móc, thiết bị.

TPM giao các công việc bảo trì cơ bản như kiểm tra, làm sạch, bôi trơn và điều chỉnh đơn giản cho các thành viên trong nhóm sản xuất. Điều này giúp cho các thành viên nhóm bảo trì có thời gian để tập trung vào bảo trì thiết bị theo kế hoạch, cải tiến thiết bị, đào tạo và các hoạt động có giá trị cao khác.

Với TPM mọi người cùng nhau nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị một cách hiệu quả. Không còn suy nghĩ trách nhiệm của tôi (nhân viên vận hành) là vận hành thiết bị và trách nhiệm của anh là sửa chữa (nhân viên bảo trì), mà là cả anh và tôi phải cùng nhau chịu trách nhiệm cho thiết bị, cho nhà máy và tương lai của chúng ta. Chỉ cần an toàn, tai nạn bằng không và mục tiêu của TPM là sự cố ngừng máy bằng  không.

Mục tiêu của TPM

TPM đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm để loại bỏ sáu tổn thất lớn làm giảm hiệu quả của máy:

Thời gian chết (Downtime)

  • Sự cố ngừng máy.
  • Cài đặt và điều chỉnh bị chậm trễ (ví dụ: do thay đổi khuôn dập trong máy ép,…).

Tổn thất về tốc độ (Speed Losses)

  • Dừng vặt khi vận hành thiết bị ( các sự cố nhỏ như dây chuyền bị kẹt, sự cố với nạp nguyên liệu,…).
  • Giảm tốc độ (tốc độ máy thực tế nhỏ hơn tốc độ thiết kế).

Sai lỗi (Defects)

  • Lỗi quy trình (ví dụ: phế liệu, lỗi cần sửa chữa).
  • Giảm năng suất (ví dụ: từ khởi động máy sang sản xuất ổn định).

Tóm lại

Để thực hiện TPM hiệu quả chúng ta cần các thành viên trong bộ phận sản xuất kiểm tra, báo báo và nếu có thể là sửa chữa những những lỗi nhỏ  tiềm ẩn hoặc các điểm đừng nhỏ. Chúng ta cần có checksheets cho mỗi thiết bị chính và một hệ thống theo dõi trực quan về điều kiện của thiết bị. Tốt nhất là cho các thành viên trong bộ phận sản xuất và bảo trì cùng thực hiện. Dưới đây là một ví dụ về TPM checksheets.

 

TPM không chỉ được áp dụng trong nhà máy sản xuất, xây dựng hệ thống bảo trì mà còn có thể áp dụng trong các lĩnh vực khác như xây dựng, giao thông vận tải,…

TPM giúp khai thác nguồn lực có sẵn của bộ phận sản xuất, tập trung vào loại bỏ 6 tổn thất lớn ảnh hưởng đến thiết bị. Giúp tăng cường  hiệu suất thiết bị tổng thể (Overall Equipment Effectiveness (OEE)), kéo dài tuổi thọ của máy, giảm chi phí sản xuất và bảo trì,  tăng cường khả năng cũng như trách nhiệm của mỗi nhân viên.

 

ThuHuong

2 thoughts on “TPM-Bảo trì năng suất toàn diện

Leave a Reply