Sau khi thu thập được dữ liệu trong 8D. Để giúp mọi người trong nhóm giải quyết vấn đề có thể nắm chung một thông tin, hiểu chung một cách hiểu. Bước này chúng ta đi tìm sự thống nhất về mặt ngữ nghĩa và phương pháp:
– Thống nhất chung một cách hiểu, tất cả mọi người đêu hiểu vấn đề là gì, đều phải nhận biết được cái gì sai, và sai so với gì.
– Thống nhất về các phương pháp kiểm, các phương pháp đo lường, đơn vị sử dụng. Mục đích kiểm, đo lường.
Đây là vấn đề hay xảy ra trong các nhóm giải quyết vấn đề, khi mọi người không hiểu cùng một hướng. Dẫn đến việc phân tích diễn ra rời rạc, và không khớp được với nhau. Ví dụ có một vết nứt xảy ra trên thành phẩm, nhóm bảo trì chỉ tập trung vào các điểm do máy móc, và kết luận là máy ok, nhóm vật tư tập trung vào vật tư và kết luận vật tư OK, mà có biết đâu rằng nguyên nhân là sự kết hợp cả hai yếu tố…Cho nên sau khi phân tích, bảo trì xác nhận máy tốt, không có gì bất thường. Sản xuất xác nhận công nhân được đào tạo đầy đủ, coi lại các hồ sơ cũng không phát hiện điều gì bất thường, nguyên vật liệu có hồ sơ đạt kiểm đầu vào, nhà cung cấp chứng nhận vật liệu tốt. Nói chung, cái gì cũng tốt hết, chỉ có sản phẩm đầu ra là không tốt thôi. Cho nên, có thể đây chỉ là tai nạn=> đề xuất đóng dự án giải quyết vấn đề và theo dõi thêm. Nghe quen quá phải không các bạn?
Cho nên đoạn này việc quan trọng nhất là phải xác định cho được:
“ Cái gì sai, chúng ta kết luận sai dựa trên tiêu chuẩn nào? Vì sao nó sai?”
4 yếu tố giúp chúng ta nhận diện được vấn đề trong 8D
[8D] Nhận dạng- Identity
– Sản phẩm chúng ta đang xem xét là gì? Những sản phẩm tương tự có bị không?
– Kiểu lỗi là gì? ảnh hưởng thế nào đến chức năng?
[8D] Vị trí- Location
– Sản phẩm hư được phát hiện ở đâu( vị trí địa lý), chuyền nào, nhà máy nào…
– Vị trí nào trên sản phẩm bị lỗi( mỗi vị trí có những nguyên nhân gây ra khác nhau)
[8D] Thời gian-Timing
– Thời gian mà vấn đề xảy ra là khi nào
– Ca nào? Mùa nào?
Và quan trọng nhất là xác định vấn đề có xuất hiện từ ngày đầu mà chúng ta không biết? điều này giúp bạn có định hướng tốt hơn rất nhiều trong việc xử lý vấn đề. Tôi từng nhận được một khiếu nại từ khách hàng. Rồi sau đó, cả nhóm làm ngày, làm đêm, phân tích đủ thứ mà cũng không phát hiện được là có sự kiện gì bất thường gần đây, có gì kì lạ xảy ra mà gây ra vấn đề này. Cuối cùng kiểm lại hết hàng đang chạy, hàng mẫu giữ lại, thì thấy là vẫn đề tồn tại từ hồi mới thành lập nhà máy. Chẳng qua là không ai phát hiện ra, do trong các quy trình kiểm cũng không có yêu cầu. Vào một ngày đẹp trời, một bạn khách hàng rảnh rỗi, cần sản phẩm ra, để vào kính hiển vi coi chơi, thì phát hiện ra. Thế là thay vì tìm nguyên nhân, thì chúng tập trung vào thay đổi thiết kế. Thay đổi quy trình.
[8D] Tầng suất, cuồng độ của vấn đề-Magnitude
– Độ rộng của vấn đề, phạm vi của nó
– Độ dao động( variation) thực tế so với kì vọng là bao nhiêu?
– Bao nhiêu loại sản phẩm bị ảnh hưởng( do sử dụng chung máy, quy trình…)
Tóm lại yêu cầu cho phần này là:
– Phải thật cụ thể
– Phải thật ngắn gọn
– Phải thật chính xác
Đến đây tin rằng cả nhóm đã có chung một số khái niệm nhất định về 8D, từ đó những kết quả phân tích sẽ được sử dụng đúng mục đích, tránh sự lãng phí. Tiếp theo ta đi đến các phân tích khác, đặc trưng của những phân tích ở bước D2 trong 8D là phải làm rất nhanh, từ dữ liệu có sẵng, chứ không cần tốn thời gian phân tích nhiều. Mời các bạn tham khảo phần tiếp theo là phân tích so sánh tại đây.
Tuan Huynh