Ở bài viết trước ISO 9001:2015 là gì? Những cái nhìn cơ bản nhất Việt Quality đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản nhất về Tiêu chuẩn quản lý chất lượng này. Để có cái nhìn tổng quan hơn về bộ tiêu chuẩn qua các điều khoản trong mối liên hệ với Lean và Six sigma như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
I. ISO 9001:2015 – Điều khoản 1, 2 và 3
Ở các điều khoản này bộ tiêu chuẩn đề cập đến những thông tin cơ bản về:
-
- Phạm vi áp dụng: Áp dụng đối với mọi tổ chức mong muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng; thông qua việc xây dựng một hệ thống bao gồm các quá trình để cải tiến và đảm bảo sự phù hợp đối với khách hàng, các chế định và luật định hiện hành.
- Tài liệu viện dẫn
- Thuật ngữ và định nghĩa: Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ tại TCVN ISO 9000:2015
II. ISO 9001:2015 – Điều khoản 4 đến 10
Ở các điều khoản từ 4 đến 10 đề cập đến cấu trúc của hệ thống quản lý chất lượng:
Nhằm mục đích dễ hình dung và liên đới các thông tin ở các điều khoản với nhau. Mời bạn cùng theo dõi mối liên hệ giữa hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 và mô hình PDCA.
Make by: Design Team
Hình 1. Mối liên hệ giữa ISO 9001:2015 và PDCA
* PDCA là chu trình mô tả và phân tích nhằm đảm bảo quá trình xây dựng hệ thống chất lượng tại tổ chức. Là mô hình được tiến hành một cách có mục đích và hệ thống. Từ đó phân tách từng bước nhằm đảm bảo quá trình áp dụng đạt được hiệu quả tối ưu, duy trì và cải tiến liên tục dựa trên nền tảng hệ thống đã tạo dựng; hướng đến sự bền vững.
Nguồn: TCVN 9001:2015
Hình 2. Cấu trúc của tiêu chuẩn theo mô hình PDCA
Việc thực hiện các bước theo các điều khoản thuộc tiêu chuẩn giúp tổ chức thực hiện các hành động “xây dựng hệ thống chất lượng” có kiểm soát.
Ví dụ:
Nay khi phát hiện ra những vấn đề (issues) hoặc đối chiếu so sánh với tiêu chuẩn yêu cầu thấy cần cải thiện, tổ chức sẽ dễ dàng giải quyết issues nhờ vào việc “Tư duy dựa trên rủi ro” thông qua việc hoạch định (Điều khoản 6. hoạch định) các mục tiêu, quản lý rủi ro,…
Hay (theo điều khoản 7. Hỗ trợ) để “duy trì được việc thiết lập, áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng” tổ chức phải “xác định và cung cấp được nguồn lực cần thiết”. Bên cạnh đó, tổ chức phải duy trì và sẵn có nguồn tri thức cần thiết,…
Ngoài ra, mời bạn tham khảo thêm: Tri thức là gì theo tiểu chuẩn ISO 9001:2015 là gì?
III. Mối liên hệ giữa ISO 9001:2015, Lean và Six sigma
Tóm tắt:
-
- Tiêu chuẩn hệ thống chất lượng ISO 9001:2015 đóng vai trò là bộ khuôn cho các hoạt động kinh doanh và bao gồm những yêu cầu về lãnh đạo (leadership), quản lý rủi ro (risk management), phân bổ nguồn lực (resource allocation), cung cấp sản phẩm và dịch vụ (product and service delivery), tài liệu (documentation), kiểm toán (auditing), hành động khắc phục (corrective action) và cải tiến liên tục (continual improvement).
- Lean là phương pháp được tập trung vào việc giảm thiểu các loại lãng phí. Cũng như giúp tổ chức nâng cao sản lượng với mức chi phí tối ưu.
- Six Sigma (3,4 lỗi trong 1 triệu sản phẩm) là phương pháp cải tiến quy trình dựa trên dữ liệu thống kê. Từ đó tìm ra các sai lỗi khuyết tật nhằm giảm thiểu chúng (và các chi phí liên quan).
Lean và Six Sigma là những công cụ có thể được sử dụng để hỗ trợ cho điều khoản 8 (Thực hiện) với đầu ra của các phương pháp là dẫn đến các cải tiến theo yêu cầu của điều khoản 10 (cải tiến) tại bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 này.
Dưới đây là sơ đồ khung hệ thống quản lý chất lượng tổng hợp được phát triển để thể hiện rõ mối quan hệ tương tác giữa ISO 9001 với Six Sigma và Lean.
* Hệ thống mã màu sau đây đã được sử dụng:
1. Màu đỏ – Kế hoạch chiến lược
2. Màu cam – Để hỗ trợ cho việc lập mục tiêu chất lượng, ta sử dụng mô hình SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound). Tham khảo thêm tại các điều khoản:
-
-
- ISO 9001: 2015 Khoản 6 hoạch định (Thiết lập mục tiêu )
- ISO 9001: 2015 Khoản 9 Đánh giá kết quả thực hiện (Đánh giá hiệu suất đối với các mục tiêu đã thiết lập)
-
3. Màu tím – Phương pháp sáu Sigma
4. Màu xanh lá – Phương pháp Lean
Nguồn: streamline
Hình 3: Khung hệ thống quản lý chất lượng tổng hợp
Thông qua bài viết này, hi vọng bạn đã có được bức tranh tổng quan về bộ TCVN ISO 9001:2015. Nếu bạn đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến các điều khoản cụ thể ở bộ TCVN ISO 9001:2015, mời bạn theo dõi list bài viết về nội dung này tại đây!
Tài liệu tham khảo:
- Bộ TCVN ISO 9001:2015
- Which should you use – ISO 9001, Six Sigma or Lean? Link truy cập: https://streamline.business/which-should-you-use-iso-9001-six-sigma-or-lean/
Linh Phạm