“Thất bại là không tốt”. Thất bại sẽ bị trách mắng, ảnh hưởng đến người khác và phải chịu trách nhiệm. Vậy trốn tránh có khiến thất bại biến mất? Tất nhiên là không. Vì tới một lúc nào đó, thất bại sẽ lặp lại và gây hậu quả còn nghiêm trọng hơn.
Nhận định về “thất bại” của Toyota
Toyota nhận được sự chú ý của thế giới vào những năm 1980. Thấy rõ là ô tô của Nhật hoạt động được lâu hơn so với của Mỹ và tốn ít tiền sửa chữa hơn. Những năm 1990, khách hàng nhận ra rằng, sản phẩm của Toyota đặc biệt hơn khi so sánh với các nhà sản xuất xe hơi khác của Nhật Bản. Năm 2015, số lượng xe Toyota bán ra đã vượt con số 10 triệu chiếc. Dẫn đầu nghành sản xuất ô tô của thế giới. Nếu nhìn vào kết quả này chúng ta sẽ chỉ thấy một Toyota xuất sắc. Tưởng chừng như không có vấn, đề sự cố hay “thất bại” nào.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Toyota cũng được thuận buồn xuôi gió. Trước đây, Toyota đã gặp không ít “thất bại”. Một dẫn chứng là năm 1997, lửa thiêu cháy nhà sản xuất xi-lanh chính trong hệ thống phanh. Nhiều dự đoán cho rằng, Toyota phải dừng sản xuất trong vài tuần. Nhưng thật bất ngờ, dây chuyền lắp ráp đã hoạt động trở lại sau 5 ngày. Cuối năm 2009, Toyota phải đối diện với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất và đứng trước nguy cơ phá sản. Sự cố lỗi “tăng tốc ngoài ý muốn” khiến công ty phải thu hồi gần 8 triệu xe để sửa chữa.
Nhưng tại sao Toyota vẫn có thể phát triển liên tục như ngày hôm nay?
Trong công xưởng của Toyota có rất nhiều vấn đề, sự cố. Tuy nhiên, trong Toyota không tồn tại khái niệm “thất bại”. Khi phát sinh lỗi, mọi người sẽ cùng nhau tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục, để vấn đề đó sẽ không lặp lại. Chứ không quy trách nhiệm cho bất cứ cá nhân nào. Việc quy trách nhiệm càng khiếm vấn đề bị dấu diếm, gây khó khăn cho việc xác định nguyên nhân gốc rễ và giải quyết vấn đề.
“Thất bại” mà không làm gì thì nó sẽ kết thúc là nghĩa là “thất bại”. Tuy nhiên, nếu đối diện với “thấy bại”, khắc phục từng chút một và phát huy nó, thì thất bại sẽ trở thành một phần của quá trình Kaizen hóa.
Thất bại là cơ hội để Kaizen
Nhắc tới Toyota nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Kaizen. Ngày nay tại các xưởng sản xuất khác Kaizen cũng được áp dụng rất phổ biến. Kaizen giúp loại bỏ triệt để lãng phí và vấn đề còn tồn tại tại công xưởng. Từ đó giúp nâng cao năng xuất công việc. Khi có sự cố, họ sẽ suy nghĩ các phương án, tiến hành Kaizen cho đến khi vấn đề không còn phát sinh nữa. Vì vây, tất cả các sự cố, vấn đề hay những sản phẩm lỗi đều là đối tượng để Kaizen.
Ví dụ, để tránh việc lấy nhầm linh kiện, khi lấy linh kiện người công nhân chạm thẻ vào máy, nơi chứa linh kiện cần thiết sẽ phát sáng. Khi lấy xong linh kiện này thì nơi chứa linh kiện tiếp theo sẽ phát sáng. Tuy nhiên, vẫn khó tránh khỏi việc lấy nhầm linh kiện. Vì vậy, Toyota đã cải tiến bằng cách nếu không lấy xong linh kiện cần lấy trước thì nắp của thùng chứa linh kiện tiếp theo sẽ không mở. Như vậy thì người mới cũng không thể lấy nhầm linh kiện.
Mình muốn chia sẻ bài viết này với hy vọng để mọi người không còn sợ hay suy nghĩ tiêu cực về “thất bại”. Nếu không làm gì thì sẽ không thất bại nhưng cũng không thành công. Hãy bắt tay vào làm, nếu có vấn đề hãy Kaizen từng vấn đề và loại bỏ chúng.
Nguồn “OJT Solution” &“Thất bại học của Toyota” – VietFuji