[ISO 9001:2015] Tổng kết chương 6 – Hoạch Định

Mời các bạn tham khảo toàn bộ yêu cầu về chương 6 – Hoạch định của ISO 9001:2015. Để vào các bài viết chi tiết mời các bạn click vào các link tương ứng.

6.1  Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội (link)

6.1.1  Khi hoạch định hệ thống quản lý chất lượng, tổ chức phải xem xét các vấn đề được đề cập ở 4.1 và các yêu cầu được đề cập ở 4.2 và xác định các rủi ro và cơ hội cần giải quyết nhằm:

  1. Mang lại sự đảm bảo rằng hệ thống quản lý chất lượng có thể đạt được (các) kết quả dự kiến;
  2. Nâng cao những tác động mong muốn;
  3. Ngăn ngừa hoặc giảm bớt những tác động không mong muốn;
  4. Đạt được cải tiến.

6.1.2  Tổ chức phải hoạch định (link)

  1. Các hành động giải quyết những rủi ro và cơ hội này;
  2. Cách thức để:
  1. Tích hợp và thực hiện các hành động vào các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng (xem 4.4);
  2. Xem xét đánh giá hiệu lực của những hành động này.
rủi ro, vietquality
rủi ro, vietquality

Hành động được thực hiện để giải quyết rủi ro và cơ hội phải tương ứng với tác động tiềm ẩn tới sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ.

CHÚ THÍCH 1: Các phương án giải quyết rủi ro có thể bao gồm tránh rủi ro, chấp nhận rủi ro để theo đuổi cơ hội, loại bỏ nguồn rủi ro, thay đổi khả năng xảy ra hoặc hệ quả, chia sẻ rủi ro hoặc duy trì rủi ro bằng quyết định đúng đắn.

CHÚ THÍCH 2: Cơ hội có thể dẫn đến việc chấp nhận thực hành mới, tung ra sản phẩm mới, mở thị trường mới, tiếp cận khách hàng mới, xây dựng quan hệ đối tác, sử dụng công nghệ mới và các khả năng mong muốn, khả thi khác để giải quyết nhu cầu của tổ chức hoặc khách hàng của tổ chức.

6.2  Mục tiêu chất lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu (link)

6.2.1  Tổ chức phải thiết lập các mục tiêu chất lượng ở các cấp và bộ phận chức năng thích hợp và các quá trình cần thiết đối với hệ thống quản lý chất lượng (link)

Mục tiêu chất lượng phải:

  1. Nhất quán với chính sách chất lượng;
  2. Đo được;
  3. Tính đến các yêu cầu được áp dụng;
  4. Liên quan đến sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng;
  5. Được theo dõi;
  6. Được truyền đạt;
  7. Được cập nhật khi thích hợp.

Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản về mục tiêu chất lượng.

6.2.2  Khi hoạch định cách thức đạt được các mục tiêu chất lượng của mình, tổ chức phải xác định (link)

  1. Việc gì sẽ thực hiện;
  2. Nguồn lực nào là cần thiết;
  3. Ai là người chịu trách nhiệm;
  4. Khi nào sẽ hoàn thành;
  5. Kết quả sẽ được đánh giá như thế nào.

6.3  Hoạch định các thay đổi (link)

Khi tổ chức xác định nhu cầu thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng, thì những thay đổi này phải được thực hiện theo cách thức đã hoạch định (xem 4.4).

Tổ chức phải xem xét;

  1. Mục đích của những thay đổi và hệ quả tiềm ẩn của chúng;
  2. Tính toàn vẹn của hệ thống quản lý chất lượng;
  3. Sự sẵn có các nguồn lực;
  4. Việc phân công và phân công lại trách nhiệm và quyền hạn.

Change

Mời các bạn xem tiếp chuỗi bài viết về ISO 9001:2015, chương 7 tại đây.

 

Tuan Huynh

 

1 thought on “[ISO 9001:2015] Tổng kết chương 6 – Hoạch Định

  1. Cám ơn tác giả. Bái viết về ISO9001;2015 của tác gải rất có giá trị, súc tích, dễ hiểu.

Leave a Reply