Sau khi đã tham khảo qua bài viết “FMEA là gì”, “FMEA – Đừng để mất bò mới lo làm chuồng”. Tin rằng các bạn đã hiểu về FMEA và có một số kiến thức nhất định về FMEA rồi. Nên bài này Vietquality giới thiệu một cách tổng quan các bước cần phải trải qua, để đảm bảo rằng các bạn hiểu được trình tự cần phải có trong quá trình tạo ra một bộ FMEA bài bản. Mình cũng chỉ rõ đầu vào, đầu ra và tổng quát những gì chúng ta cần phải làm. Mời các bạn tham khảo bài viết “5 bước để thực hiện FMEA”.
Trước khi đi vào “5 bước để thực hiện FMEA” chúng ta đi vào bước chuẩn bị. Đây là một bước rất quan trọng, thậm chí là quan trọng tương đương với các bước khác. Lưu ý rằng mình chỉ đi qua tổng quát thôi nha. Mỗi bước mình sẽ có một bài chi tiết để hướng dẫn các bạn sau.
Bước 0 – Chuẩn bị cho việc làm một FMEA
Trước khi tiến hành làm FMEA, tất cả những yêu cầu kĩ thuật cho sản phẩm, cho quy trình, và phạm vi của FMEA phải được thu thập, xem xét một cách kĩ lưỡng. Đảm bảo rằng chúng ta có đầy đủ các tài liệu mình mong muốn, và hiểu rõ phạm vi của FMEA, tránh đi lang mang. Ví dụ FMEA cho quy trình đùn thì chúng ta chỉ tập trung vào quy trình đùn thôi.
Kể cả các yêu cầu khác về phương pháp cũng phải được chuẩn bị, thành viên tham gia phải được đào tạo về FMEA.
Sau đây là một số tài liệu gợi ý:
- FMEA cho sản phẩm:
– Các tiêu chuẩn như là: Tiêu chuẩn sản phẩm, các yêu cầu của khách hàng, tiêu chuẩn kĩ thuật, bản vẽ, các chỉ tiêu kiểm tra
– Bảng mô tả chức năng (Functional description)
– Sơ đồ khối, sơ đồ cấu trúc chức năng của sản phẩm - FMEA cho quy trình:
– Cần phải có FMEA cho sản phẩm
– Kế hoạch kiểm soát (Control plan)
– FMEA có sẵn ở các nhà máy khác, dây chuyền khác có tính tương đồng
– Hướng dẫn công việc trong sản xuất
Bước 1 – Phân tích cấu trúc (Structural Analysis)
Đây là bước đầu tiên trong “5 bước để thực hiện FMEA”, bước này tập trung vào việc đưa ra một bức tranh tổng quan, để minh họa các thành phần của sản phẩm hoặc quy trình. Nhìn vào bức tranh này ta thấy rõ quy trình, hoặc sản phẩm được cấu thành bởi những thành phần nào. Nó cũng chỉ ra cho nhóm làm FMEA thấy rõ giới hạn hay biên giới với các quy trình hoặc sản phẩm khác.
Đầu vào |
Hoạt động |
Đầu ra |
Các khái niệm, bản thảo, mô hình, các yêu cầu, chức năng |
Xác định các nguyên lý thiết kế, cấu trúc sản phẩm, cấu trúc quy trình |
Cấu trúc sản phẩm, cấu trúc của quy trình |
Bước 2 – Phân tích chức năng (Functional Analysis)
Yêu cầu tiên quyết cho bước này là mô tả các chức năng sẵn có trong toàn bộ hệ thống. Để phân tích được chức năng chúng ta cần phải xem xét tất cả đầu vào và đầu ra. Cần phải có kiến thức bao quát về các thành phần của quy trình hay sản phẩm. Đồng thời, phải xem xét tất cả các mối tương tác của các yếu tố trên, kể cả nhiệt độ môi trường, điều kiện vận hành, độ rung…
Sau đó liên kết tất cả các chức năng lại thành một hệ thống mạng lưới chức năng, đây là bước rất quan trọng để phân tích các sai sót ở phần tiếp theo.
Đây là một trong những bước rất quan trọng trong “5 bước để thực hiện FMEA”
Đầu vào |
Hoạt động |
Đầu ra |
Có đầy đủ và cụ thể các tiêu chuẩn, chức năng của sản phẩm hoặc quy trình |
Mô tả các chức năng và các đặc điểm của các yếu tố trong hệ thống, và tìm ra sự liên kết về mặt chức năng của toàn sản phẩm hay hệ thống |
Mối liên hệ về mặt chức năng trong toàn hệ thống, một bức tranh toàn cảnh về chức năng, mối quan hệ của nó, từ đầu vào đến đầu ra |
Bước 3- Phân tích kiểu lỗi(Failure analysis)
Khi chúng ta đã có hệ thống các chức năng được phân tích ở bước số hai, thì sai hỏng có nghĩa là hệ thống không đảm bảo được chức năng như kì vọng. Ví dụ trong nồi cơm điện, nút nhấn là để cấp điện cho nồi cơm, nên chức năng kì vọng là nhấn nút thì có điện, mà nhấn nút không thấy điện là một kiểu lỗi.
Đầu vào |
Hoạt động |
Đầu ra |
Mối liên hệ về mặt chức năng trong toàn hệ thống, một bức tranh toàn cảnh về chức năng, mối quán hệ của nó, từ đầu vào đến đầu ra. |
Mô tả một cách cụ thể, với phương pháp định lượng, những sai hỏng có thể xảy ra dựa trên chức năng, và cần phải xem xét dưới góc độ điều kiện vận hành và môi trường, tạo ra. Cũng cần phải xem xét sự liên kết giữa những sai sót dựa trên sự liên kết về chức năng. |
Sai sót tiềm ẩn, nguyên nhân của những sai sót tiềm ẩn này. Mối liên hệ nguyên nhân hệ quả. |
Bước 4 – Phân tích hành động (Action Analysis)
Dựa trên những sai hỏng có khả năng xảy ra, đi nhận định mức độ ưu tiên bằng cách đánh giá: mức độ nghiêm trọng (Severity), khả năng xảy ra (Occurrence), và khả năng phát hiện. Từ đó, ta sẽ ra được mức độ ưu tiên mà tiến hành tối ưu hóa.
Đầu vào |
Hoạt động |
Đầu ra |
Những sai hỏng, thất bại, kiến thức về sản phẩm có sẵn |
Mô tả và đánh giá các hiệu quả của các biện pháp, nhằm ngăn chặn và phòng tránh các sai sót được tìm ra từ các bước trước đó. (Thực tế hiện tại) |
Đánh giá rủi ro dựa trên thực tế hiện tại |
Bước 5 – Tiến hành tối ưu hóa (Optimization)
Từ bước 4, chúng ta đã có danh sách các các lỗi và hành động, bước này chúng ta chi tiết hóa hành động ra làm sao, sau khi hành động thì kết quả thay đổi thế nào. Đúng tập trung vào PDCA ở giai đoạn này.
Đầu vào |
Hoạt động |
Đầu ra |
Đánh giá rủi ro dựa trên thực tế hiện tại |
Phân loại rủi ro, xác định các biện pháp cải tiến, và đánh giá rủi ro còn lại |
Các biện pháp cải thiện để giảm rủi ro |
Các biện pháp cải tiến để giảm rủi ro, giảm cost, tăng hiệu quả |
Đề xuất các khu vực nên được ưu tiên thực hiện cải tiến |
Quyết định bắt đầu cải tiến, và đo lường |
Như vậy là chúng ta đã đi qua “5 bước để thực hiện FMEA” cơ bản, tổng quát. Mình sẽ đi chi tiết các bước trong những bài tiếp theo. Sau đó, chúng ta sẽ cùng làm một bài FMEA mẫu.
Để theo dõi các bài viết khác về chất lượng và quản lý sản xuất mời các bạn tham khảo tại: Vietquality.vn. Chúng tôi mong muốn chia sẻ và trao đổi kiến thức chất lượng vì một nền chất lượng Việt bền vững hơn.
Tuanca
bài viết tốt