Sản xuất theo công đoạn (Cellular Manufacturing) là gì?
Sản xuất theo công đoạn là một khái niệm liên quan chặt chẽ đến sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing). Sản xuất các sản phẩm tương tự bằng cách giải mã, chia sản phẩm thành các phần/ nhóm có thể được sản xuất một cách riêng biệt theo trình tự/ trạm máy móc, thiết bị. Mục tiêu là tạo thuận lợi cho hoạt động, tối ưu việc di chuyển nhanh nhất có thể. Nó là một khái niệm phổ biến trong nhiều nhà máy đang phấn đấu đẩy nhanh sản lượng hiện nay. Dễ dàng được sử dụng trên quy mô nhỏ và vừa. Một số thiết kế phổ biến có thể được sử dụng linh hoạt cho nhiều trường hợp khác nhau, phụ thuộc vào việc xác định hình dạng của chuỗi sản xuất.
Cách sản xuất này liên quan đến việc sử dụng nhiều “cell” theo kiểu dây chuyền lắp ráp. Mỗi cell này bao gồm một hoặc nhiều máy khác nhau thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Sản phẩm di chuyển từ cell này sang cell khác, mỗi trạm hoàn thành một phần của quy trình sản xuất.
Công đoạn (Cell) là gì?
Như đã nói ở trên, việc thực hiện sản xuất theo công đoạn bắt đầu bằng việc chia nhỏ quá trình sản xuất thành các nhóm bước hợp lý. Lưu ý rằng đây không có nghĩa là chia nó thành các bước nền tảng, cơ bản nhất. Mà là tổ chức/ nhóm các bước khác nhau thành một nhóm hợp lý. Dựa theo mức độ phức tạp của thao tác liên quan và nhu cầu liên lạc liên lạc giữa các đơn vị riêng biệt.
Tốt nhất, dựa trên sản phẩm/ dịch vụ được yêu cầu, nên tạo một “Value stream map” để thấy được tất cả các bước cần thiết tạo ra giá trị cho khách hàng. Tập hợp của nhóm công việc, con người trong dòng giá trị “value stream” chính là một công đoạn (cell).
Ví dụ: Để sản xuất ra một sản phẩm gồm có 5 thành phần lắp ráp lại với nhau và cần thực hiện 10 bước để hoàn thành việc lắp ráp này. Khi đó, 10 bước này được nhóm lại thành một nhóm và đặt vào một cell.
Thông thường các cell được sắp xếp theo thiết kế “hình chữ U” vì điều này cho phép người giám sát di chuyển ít hơn và có khả năng dễ dàng theo dõi toàn bộ quá trình. Hầu hết các máy đều tự động, những thay đổi đơn giản có thể được thực hiện rất nhanh.
Bố cục (Layout) của Cellular Manufacturing
Chọn bố cục phù hợp cũng quan trọng như việc giải mã để nhóm và chia cell. Tùy vào hình dạng chuỗi sản xuất và mục đích sử dụng để chọn cách bố cục cho phù hợp. Một số kiểu bố trí cell thường gặp:
- Đường thẳng (Hình chữ I): đây là kiểu bố trí cơ bản nhất và nó rất hữu ích khi mà chuỗi sản xuất có thể được chia thành một chuỗi dài các quy trình nối tiếp nhau liên tục mà đầu vào của quy trình này là đầu ra của quy trình ngay trước đó. Trong trường hợp này, nếu không cần quan tâm đến tổng chiều dài của dây chuyền sản xuất thì đây là kiểu bố trí đơn giản nhất.
- Hình chữ U: đúng như tên gọi của nó, sau khi kết thúc một vòng thực hiện thì lại quay 180 độ và chạy trở lại điểm xuất phát của nó. Kiểu bố trí này phù hợp hơn trong trường hợp có một bộ phận chịu trách nhiệm cho cả vận chuyển và xử lý, vì sử dụng bố cục luồng U cho phép việc tận dụng tối đa tình huống đó.
- Serpentine: một mô hình giống như zig-zag kết hợp các đường thẳng và thiết kế dòng chữ U phần nào.
- Vòng tròn: một phiên bản của thiết kế dòng chữ U. Thiết kế này có thể dễ dàng phát triển thao tác theo tất cả các hướng
Ai Le
1 thought on “Cellular Manufacturing – Sản Xuất Theo Công Đoạn [Lean Tool]”