Các loại hình trong Quality Audit

Quality Audit là một trong những hoạt động đánh giá quan trọng được các tổ chức thực hiện để có những bằng chứng khách quan về việc tuân thủ nội quy, quy định của một công ty. Quality Audit có thể được thực hiện ở bên trong, bên ngoài tổ chức hoặc tiến hành bởi một bên độc lập thứ ba. Vì vậy, có rất nhiều loại hình Audit được thực hiện, áp dụng trong doanh nghiêp. Trong đó có khoảng 3 loại hình “Quality Audit” được coi là phổ biến và thông dụng nhất, bao gồm: đánh giá nội bộ, đánh giá nhà cung cấp và đánh giá chứng nhận. Bài viết sau đây sẽ phân tích chi tiết hơn về những loại hình “Quality Audit” phổ biến này để các bạn có một cái nhìn tổng quát nhất về chúng.

1. Các loại hình “Quality Audit” thông dụng nhất trong tổ chức

Theo như lời giới thiệu trên phần mở đầu, có 3 loại hình “Quality Audit” được áp dụng phổ biến trong các tổ chức lần lược là:

  • Đánh giá nội bộ (Internal Audit)
  • Đánh giá nhà cung cấp (Supplier Audit)
  • Đánh giá chứng nhận. (Regulatory Audit)

1.1. Đánh Giá Nội Bộ (Đánh giá bên thứ nhất)

Internal Audit

Là hoạt động tự thực hiên bởi một tổ chức hoặc bộ phận trong công ty, có nhiệm vụ cung cấp các đánh giá độc lập, không thiên vị về hệ thống, tổ chức và quy trình. Những thành viên trong đội ngũ đánh giá nội bộ có thể bao gồm tất cả lĩnh vực của một tổ chức hoặc chuyên môn hóa dựa trên những kỹ năng của họ.

Mục đích: Cung cấp những nguồn thông tin khách quan về các rủi ro của tổ chức; kiểm soát môi trường; hiệu quả hoạt động và sự tuân thủ pháp luật, quy định hiện hành cho các ban lãnh đạo cấp cao trong công ty. Từ đó họ sẽ có một cái nhìn tồng quát nhất về tình hình hiện tại của doanh nghiệp và có hướng giải quyết kịp thời nếu cần.

1.2. Đánh Giá Nhà Cung Cấp (Đánh giá bên thứ hai)

Supplier Audit

Là bước phân tích, đánh giá các hoạt động đã và đang diễn ra của nhà cung cấp nhằm ghi nhận những điều không phù hợp trong quy trình so với các quy định, tiêu chuẩn ISO và cam kết giữa nhà cung cấp với công ty thực hiện audit.

Mục đích: Giúp cho công ty có thể kiểm tra, đánh giá và kiểm soát chất lượng nhà cung cấp một cách khách quan, đảm bảo rằng nhà cung cấp sẽ đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng của các sản phẩm/dịch vụ mà công ty đã, đang và sẽ sử dụng.

1.3. Đánh Giá Chứng Nhận(Đánh giá bên thứ ba)

Regulatory Audit

Là hoạt động đánh giá sự tuân thủ của tổ chức/công ty so với một bộ quy định hoặc tiêu chuẩn cụ thể. Hoạt động này được thực hiện bởi một tổ chức/đơn vị chứng nhận có uy tín. Căn cứ vào kết quả, bên thực hiện đánh giá sẽ quyết định cấp giấy chứng nhận cho tổ chức nếu như hệ thống quản lý cũng như hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với các tiêu chuẩn được áp dụng tương ứng.

Mục đích: Hoạt động này giúp cho doanh nghiệp có thể chứng minh chất lượng sản phẩm của công ty với khách hàng thông qua giấy chứng nhận. Ngoài ra, còn giúp họ nâng cao khả năng canh tranh với đối thủ khác trên thương trường.

2. Lợi ích mang lại từ việc thực hiện các loại hình “Quality Audit”

benefit

  • Các loại hình đánh giá này đều đóng một vai trò khá quan trọng trong việc quản lý một tổ chức.
  • Nó giúp cho tổ chức có thể phát hiện, ngăn chặn những thiếu sót tại thời điểm hiên tại để rồi từ đó đưa ra những cải tiến không ngừng và kiểm soát chặc chẽ mọi hoạt động tổ chức trong tương lai.
  • Đảm bảo rằng tổ chức có thể phù hợp, đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn, quy trình quy định.

Mời các bạn thêm khảo thêm những bài viết liên quan tới “Audit” theo link sau

 

Harley Lee

2 thoughts on “Các loại hình trong Quality Audit

Leave a Reply