Tếp tục với chuẩn hóa công việc (Standardized Work), bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn một số công cụ thường được sử dụng trong chuẩn hóa công việc. Đó là biểu đồ năng xuất sản xuất (production capacity chart), bảng kết hợp công việc được chuẩn hóa (standardized work combination table), biểu đồ phân tích công việc được chuẩn hóa (standardized work analysis chart), bảng các yếu tố công việc (job element sheets) và đo lường thời gian (time measurement).
Biểu đồ năng xuất sản xuất (production capacity chart)
Biểu đồ này xác định năng xuất máy móc trong một quy trình. Nó ghi nhận lại thời gian sử dụng máy và cho phép xác định nhanh chóng các điểm nghẽn. Năng lực sản xuất của một máy nhất định được tính theo công thức sau:
Năng suất = Thời gian hoạt động trên mỗi ca / (Thời gian xử lý + Thời gian cài đạt / khoảng cài đặt)
Thời gian cài đặt đề cập đến thời gian cần thiết để thay đổi từ cài đặt này sang một cài đặt khác. Cài đặt cho cho máy dập có thể bao gồm thay đổi khuôn, điều chỉnh cài đặt máy và tải một cuộn thép mới.
Khoảng cài đặt đề cập đến tần suất cài đặt lại theo số bộ phận được sản xuất.
Ví dụ:
Thời gian hoạt động = 460 phút mỗi ca (27.600 giây)
Thời gian xử lý = 24 giây / mỗi bộ phần được sản xuất
Thời gian cần thiết để thay thế đá mài = 30 giây
Khoảng cài đặt = sau mỗi 1.000 bộ phận
Năng suất = 27.600 giây (24 + 30/1000) = 1.148,5 bộ phận
Vậy năng suất của máy khoan là 1.148 bộ phận mỗi ca.
Bảng kết hợp công việc được chuẩn hóa (standardized work combination table)
Biểu đồ này cho thấy:
- Các thành phần công việc và trình tự của chúng
- Thời gian cho mỗi công việc thành phần
- Người vận hành và thời gian sử dụng máy
- Sự tương tác giữa người vận hành và máy hoặc giữa những người vận hành khác nhau
Bảng kết hợp hợp công việc được chuẩn hóa giúp cho Kaizen dễ dàng hơn bằng cách loại bỏ các chuyển động dư thừa của người vận hành và đưa ra mối liên hệ người vận hành và thời gian sử dụng máy.
Biểu đồ phân tích công việc được chuẩn hóa (standardized work analysis chart)
Biểu đồ này giúp hợp lý hóa bố cục và đào tạo công nhân. Nó bao gồm:
- Bố trí công việc
- Các bước trong quy trình và thời gian
- Các yếu tố chất lượng quan trọng và thời gian
- Tồn kho trong công việc được chuẩn hóa
Bảng các yếu tố công việc (job element sheets)
Một yếu tố công việc là hành động tối thiểu hoặc một nhóm hành động cần thiết để thúc đẩy một quá trình. Ví dụ, nhặt một bu lông là một hành động nhưng không thúc đẩy quá trình. Nhặt một bu lông và lắp nó vào một bộ phận khác là một nhóm các hành động, giúp thúc đẩy quá trình.
Bảng yếu tố công việc giúp xác định:
- Các hành động tạo nên yếu tố công việc
- Cơ sở lý luận/lý do
- Hình ảnh làm nổi bật các điểm chính
- Ghi nhận phiên bản
Đo lường thời gian (time measurement)
Đo lường thời gian đòi hỏi phải phá vỡ một quá trình, đi vào các yếu tố của nó và đo tức thời mỗi yếu tố lúc bắt đầu và lúc dừng lại. Dưới đây là các bước cần thiết:
- Làm quen với khu vực và môi trường xung quanh.
- Vẽ bố cục khu vực.
- Hiển thị trình tự công việc.
- Viết các yếu tố công việc.
- Đo tổng thời gian chu kỳ (ít nhất 10 lần).
- Đo thời gian cho mỗi yếu tố công việc (ít nhất 10 lần).
- Xác định và đo lường công việc không thường xuyên.
- Vẽ biểu đồ phân tích công việc được chuẩn hóa và bảng kết hợp công việc được chuẩn hóa.
Đo thời gian đơn giản có thể tiết lộ nhiều về tình trạng hiện tại của một nơi làm việc. Có phải chúng ta đi trước? Hay chúng ta đang đứng sau? Làm thế nào để lặp lại quá trình? Chúng ta đang có quá nhiều máy móc? Có bao nhiêu công việc làm tăng giá trị trong quy trình?
Trên đây là một vài công cụ trong chuẩn hóa công việc. Được dùng để xác định, phân tích một quá trình và xác định các điểm cần cải tiến.
ThuHuong