ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP
Bạn có bao giờ phân vân đánh giá nhà cung cấp(Supplier Evaluation) là những hoạt động gì? Thật ra đó là việc thẩm định khả năng của nhà sản xuất có đáp ứng được yêu cầu của hợp đồng về mặt chất lượng, số lượng và phương thức giao hàng hay không. Nhà cung cấp có hệ thống kiểm soát chất lượng tốt để đảm bảo hàng hóa ổn định hay không?
Các nhà cung cấp phải được phê duyệt dựa trên khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với yêu cầu được xác định trước. Việc phê duyệt sẽ được đưa ra khi đánh giá. Việc đánh giá phải chứng minh rằng nhà cung cấp thực hiện đầy đủ việc kiểm soát các quy trình của mình để đảm bảo rằng chúng được thực hiện theo các yêu cầu và có khả năng cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các thông số được xác định trước. Đánh giá một cách khách quan là phải xem xét các thông số quan trọng liên quan đến sản phẩm đã mua. Mức độ và phạm vi đánh giá phụ thuộc vào tầm quan trọng của hàng hóa được cung cấp hoặc quá trình sản xuất, các rủi ro liên quan và năng lực của nhà cung cấp để đáp ứng các yêu cầu. Tiêu chuẩn ISO 13485 yêu cầu 4 khía cạnh cần xem xét khi đánh giá nhà cung cấp:
- Khả năng của nhà cung cấp trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của tổ chức.
- Kết quả thực hiện của nhà cung cấp.
- Ảnh hưởng của sản phẩm được mua tới chất lượng của thiết bị y tế.
- Các rủi ro liên quan đến thiết bị y tế.
Việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở định kỳ và tần suất đánh giá phải được xác định và được lập thành một thủ tục bằng văn bản. Mục tiêu là thiết lập một quy trình kiểm soát liên tục lên nhà cung cấp và dự đoán các tình huống có thể trở thành sự không phù hợp hoặc các vấn đề về chất lượng. Việc đánh giá sẽ được thực hiện định kỳ và thường được thực hiện mỗi năm một lần – dữ liệu và thông tin về kết quả thực hiện và khả năng của nhà cung cấp được thu thập, phân tích và so sánh với các tiêu chí được xác định trước để phân loại nhà cung cấp. Nhưng có những trường hợp kết quả thực hiện của các nhà cung cấp là rất quan trọng và yêu cầu kiểm soát thường xuyên hơn, tùy thuộc vào rủi ro và hiệu quả của sản phẩm đã mua trên sản phẩm của tổ chức. Quá trình đánh giá gồm những bước sau:
- Xác định mục tiêu đánh giá.
- Phát triển sự kiểm soát: các quy trình hoặc sản phẩm sẽ được theo dõi và đo lường bằng các kỹ thuật và công cụ.
- Theo dõi và đo lường: thu thập dữ liệu và thông tin theo một tiêu chuẩn hoặc khuôn mẫu xác định – các loại dữ liệu và thông tin được xác định nguồn gốc, định dạng và cách chúng được ghi lại.
- Xác định và lập thành văn bản các tiêu chuẩn thích hợp.
- So sánh kết quả giám sát và đo lường với các tiêu chí và quyết định về việc liệu các kết quả có đạt được mục tiêu hay không (các tiêu chuẩn).
- Phân loại nhà cung cấp dựa trên kết quả so sánh với các tiêu chuẩn.
- Đánh giá lại nhà cung cấp.
Bằng chứng khách quan, thông tin và dữ liệu liên quan đến khả năng, kết quả hoạt động của sản phẩm đã mua đến chất lượng của thiết bị y tế hoặc các rủi ro liên quan là cơ sở để đánh giá nhà cung cấp. Dựa trên việc thu thập các dữ liệu, thông tin (theo dõi) và phân tích (đo lường) việc phân loại nhà cung cấp là có thể thực hiện. Các kỹ thuật thống kê hợp lệ cần được xác định và sử dụng trong các trường hợp thích hợp. Những dữ liệu và thông tin này sẽ là:
- Xác định: Nơi tìm thấy những dữ liệu và thông tin này, nguồn gốc và định dạng.
- Thu thập và lập thành văn bản: Thông qua sự kiểm soát được áp dụng trên quy trình mua hàng: hồ sơ giao hàng, báo cáo kiểm soát chất lượng, thỏa thuận, khiếu nại và sự không phù hợp
Những dữ liệu này sẽ là hồ sơ chất lượng và phải được kiểm soát theo điều khoản của 4.2.5.
Đánh giá nhà cung cấp giúp cho tổ chức tìm kiếm được những nhà cung cấp phù hợp và đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, số lượng qua đó giúp tổ chức có thể tìm được nguồn hàng ổn định và tối ưu hóa hệ thống sản xuất. Để đánh giá nhà cung cấp cần thiết lập những chỉ tiêu đánh giá và sẽ được trình bày ở phần sau – Thiết lập tiêu chuẩn để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp.
ThuHuong