Có một sự thật đó là mọi tổ chức (dù là phi lợi nhuận) thì đều phải có nguồn thu nhập ở dạng này hay dạng khác để duy trì kinh doanh. Nếu một tổ chức chi tiêu nhiều hơn những gì nó có thì chắc chắn rằng tổ chức đấy không thể tiếp tục duy trì việc kinh doanh hơn nữa. Do đó, thách thức đối với mọi tổ chức là cần có lợi nhuận cho bất cứ điều gì nó làm để có thể tiếp tục hoạt động.
Người quản lý, nhân viên, nhà cung cấp, các bên liên quan và khách hàng (nội bộ hoặc bên ngoài) đều có nhu cầu và mong muốn rằng doanh nghiệp có những cách thức để thực hiện công việc hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Và tất nhiên, bài toán lợi nhuận sẽ không thể tách rời với chi phí (bao gồm các chi phí liên quan đến chất lượng và những chi phí tài chính khác).
Vì sao lại chọn Six Sigma?
Sau khi Motorola bắt đầu quảng bá phương pháp Six Sigma của họ vào cuối những năm 1980, đã có rất nhiều hoài nghi về giá trị đích thực của phương pháp này. Ngay cả Jack Welch của General Electric (GE) ban đầu cũng đã bác bỏ ý tưởng về Six Sigma như một “mốt” đi qua vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, khi GE ra mắt thành công thiết bị của họ nhờ áp dụng Six Sigma thì Six Sigma nhanh chóng trở thành động lực thúc đẩy từ giữa đến cuối những năm 1990 và bắt đầu lan rộng trên nhiều ngành khác. Điều này chứng minh rằng nó là một thứ gì đó khác biệt hơn rất nhiều những “mốt” kinh doanh khác đã có trước đó.
Sức mạnh thực sự của Six Sigma là việc sử dụng nhiều phần hoặc các yếu tố của các phương pháp khác đã được chứng minh để hoạt động, song song với trọng tâm quản lý tạo ra một mạng lưới các hoạt động hỗ trợ và liên tục cải thiện mọi khía cạnh của tổ chức.
Six Sigma là một bộ sưu tập lớn các công cụ mà tổ chức có thể sử dụng sao cho phù hợp với các vấn đề đã xác định để đạt được cải tiến liên tục trên toàn bộ tổ chức. Tùy vào mức độ hiểu và vận dụng hiệu quả các công cụ khác nhau này hiện được phân thành các cấp bậc bao gồm White Belt, Yellow Belt, Green Belt, Black Belt và Master Black Belt.
– Vậy, hãy cùng tìm hiểu thêm về Six Sigma trong những phần tiếp theo nhé! –
Ái Lê