Như đã nhắc đến trong nguyên tắc thứ 2. Hiểu về dòng giá trị. Việc hiểu được dòng giá trị cũng như xây dựng sơ đồ dòng giá trị giúp ta dễ dàng nhận diện được các lãng phí. Rồi từ đó mới có những hành động nhằm loại bỏ lãng phí. Điều này sẽ được làm rõ trong nguyên tắc thứ 3. Tạo dòng chảy (giá trị).
Dòng chảy (giá trị) trong Lean
Hiểu được dòng giá trị và sơ đồ dòng giá trị. Có được bức tranh tổng quá của toàn bộ quá trình. Sự tập trung lúc này sẽ chuyển sang việc hiểu về luồng giá trị cũng như cách tạo ra dòng chảy giá trị. Khá dễ hình dung về cum từ này theo đúng nghĩa đen của nó. Dòng chảy thể hiện cho sự liên tục, việc này nối tiếp việc kia một cách mượt mà, trôi chảy. Dòng chảy giá trị có thể nói là toàn bộ chuỗi việc nối tiếp này đều mang lại “giá trị” (value-adding). Đảm bảo vật liệu được chạy xuyên suốt theo quy trình mà không phải chờ đợi hay tắc nghẽn, lãng phí ở công đoạn nào cho đến khi giao hàng.
Tạo dòng chảy (giá trị)
Dòng giá trị được tạo ra bằng cách loại bỏ các tắc nghẽn, chậm trễ, chờ đợi, đường vòng hay việc làm lại. Phần lớn liên quan đến việc cân bằng công việc giữa các giai đoạn trong quy trình (cân bằng chuyền) và giảm kích thước lô. Phần này sẽ được làm rõ trong các bài liên quan sắp tới. Dưới đây là một số công cụ giúp tạo ra dòng giá trị như:
Ai Le