Hệ thống là tập hợp các thành phần có quan hệ mật thiết với nhau và cùng hướng tới mục tiêu chung. Tư duy hệ thống là cách hiểu thực tế nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa các phần của hệ thống . Hiểu được hệ thống và tư duy hệ thống sẽ giúp chúng ta dễ dàng hiểu và đạt được mục tiêu của mình. Kể cả trong việc thực hiện Lean.
Hệ thống
Một hệ thống là một loạt các thành phần có quan hệ mệt thiết với nhau, tác động và chi phối lẫn nhau và cùng hướng tới một mục tiêu chung. Giống như một chiếc xe là hệ thống với mục tiêu là cung cấp sự vận chuyển. Một hệ thống có các đặc điểm sau:
- Mỗi phần của một hệ thống có một mục đích rõ ràng. Ví dụ, mục đích của động cơ xe hơi là cung cấp động lực.
- Các thành phần của hệ thống phụ thuộc lẫn nhau. Một động cơ xe hơi phụ thuộc vào hệ thống nhiên liệu để cung cấp năng lượng, làm cho bánh xe quay.
- Chúng ta có thể hiểu từng thành phần bằng cách xem nó phù hợp với hệ thống như thế nào. Nhưng chúng ta không thể hiểu hệ thống bằng cách xác định các phần riêng rẽ. Như một chiếc máy bay và một chiếc xe cũng đều động cơ, hệ thống nhiên liêu, truyền động, … nhưng các thành phần lại có sự phù hợp khác nhau để hướng tới mục tiêu khác nhau.
- Để hiểu hệ thống, chúng ta phải hiểu mục đích của nó, sự phụ thuộc và các tương tác của các thành phần. Một động cơ xe ô tô có thể hoạt động tốt, nhưng nếu cột truyền động bị tách ra, chiếc xe không thể di chuyển.
Mô hình hệ mặt trời là một hình ảnh hệ thống đơn giản. Mặt trời hay trái tim của hệ thống chính là mục tiêu. Các hành tinh là các hoạt động hoặc các thành phần của hệ thống, mà chúng ta cần thực hiện để đạt được mục tiêu của mình. Hoạt động càng gần mặt trời, thì càng quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu.
Tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống là khả năng suy nghĩ về các hệ thống và biết cách lãnh đạo các hệ thống. Tư duy hệ thống là cách hiểu thực tế nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa các phần của hệ thống, thay vì từng phần riêng lẻ.
Nó cũng là một công cụ tư duy, giúp chúng ta xem xét tác động của các vòng phản hồi về cách thức hoạt động của một hệ thống; phân tích các tình huống cụ thể và thiết lập các biện pháp để ngăn ngừa những hậu quả không lường trước.
Mô hình hệ thống ở “Hình 1″ chỉ là hình ảnh. Để hiểu một hệ thống và biến nó thành sự thật chúng ta phải liên kết mô hình đó với hoạt động thực tế. Hình bên dưới cho thấy mối liên hệ giữa mô hình hệ thống và thực tế. Các hoạt động abcdef trong mô hình hệ thống phải được chuyển thành các hành động ABCDEF trên thực tế.
Và Lean cũng vây, sự hiểu biết về hệ thống Lean A, mô hình tinh thần, phải được dịch sang hệ thống Lean B thực tế để thực hiện. Có nghĩa là nếu không có hiểu biết về tuy duy hệ thống thì khó có thể thực hiện Lean một cách đúng đắn. Và đây là những nhiệm vụ khó khăn trong môi trường sản xuất có nhịp độ nhanh.
ThuHuong