Hành động tạm thời hay còn gọi là contaimment action là một trong những bước cần thiết trong 8D, và rất cần thiết để bảo vệ khách hàng. Để giảm thiệt hại của một vấn đề. Cho nên nó bao gồm các bước để cô lập kiểu lỗi. Các bạn lưu ý rằng mục tiêu của bước này là tập trung vào hàng hư, tập trung vào thiệt hại, chứ không tập trung vào nguyên nhân. Nó đơn giản giống như là thấy đám cháy thì ta chữa cháy. Thấy chảy máu thì ta cầm máu. Chứ ngồi phần tích nguyên nhân thì có khi căn nhà đã cháy rụi. Bước D3 này không nhất thiết phải là chờ cho xong D2 rồi mới làm, mà ta phải tiến hành song song luôn. Trước khi đi quá xa, nếu các bạn vẫn chưa biết vấn đề là gì, hay các bước trước đó thì mời các bạn tham khảo bài viết ở đây:
- Vấn đề là gì?
- Tổng quan các bước 8D.
- Bước D1- Thành Lập Nhóm
- Bước D2-Mô tả vấn đề và thu thập dữ liệu
[8D] Các công cụ chính mà chúng ta có thể dùng ở bước này
- Check sheets
- Histogram
- Control Chart
[8D] Mục đích chính của hành động tạm thời
Là tập trung những hành động nhằm cô lập và loại bỏ các hàng hư, hay nói chính xác hơn là giảm thiểu ảnh hưởng của vấn đề, cho đến khi nguyên nhân gốc rễ được tìm ra và hành động khắc phục được tiến hành.

Lúc nào cũng cần phải mất một khoảng thời gian nhất định để xác định nguyên nhân gốc rễ và tiến hành khắc phục. Do hành động tạm thời cần phải được thực thi ngay khi phát hiện ra vấn đề. Vấn đề được ngăn chặn càng sớm thì thiệt hại càng ít. Nếu chúng ta phát hiện vấn đề từ vật liệu thì tốn có 1$ thôi, nhưng để nó vào bán thành phẩm thì tốn đến 10$, mà để lỗi chạy vô thành phẩm thì tốn tới 100$, nó đến tay khách hàng thì đội lên thành 1000$. Còn khi chạy ra thị trường, gây ra lỗi mà đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn thì không biết bao nhiêu tiền mà nói. Do đó hãy chặn nó lại sớm nhất có thể.
Và cũng lưu ý rằng hành động tạm thời, giống như những quy trình phụ thêm vào quy trình chính. Nó sẽ đòi hỏi nguồn lực, đòi hỏi thiết bị, phương pháp. Do đó nó rất tốn kém. Tuy nhiên chúng ta không có giải pháp khác. Chúng ta cần thời gian để giải quyết vấn đề. Cho nên những tốn kém ở bước này được hiểu như là bỏ tiền ra mua thời gian vậy. Nên bạn cần càng nhiều thời gian để giải quyết vấn đề. Bạn càng tốn tiền. Nên mình muốn lặp lại một lần nữa “ hành động tạm thời , chính là tiền bạn bỏ ra mua thời gian để tìm ra nguyên nhân và tiến hành khắc phục”.
Cuối cùng một lưu ý nữa, là hạn chế tối đa việc biến hành động tạm thời thành hành động vĩnh viễn, chuyện này rất không ổn. Khi quy trình đã được thiết kế, để tạo ra thứ chúng ta mong muốn. Mỗi lần xảy ra vấn đề chúng ta lại thêm kiểu lỗi này vào, để cho công nhân họ kiểm đầu ra. Thế là sau một vài năm, quy trình trở nên nặng nề và cồng kềnh vô cùng. Đặc biệt lưu ý là lựa, kiểm 100% có phải là 100% không? Dĩ nhiên là không rồi, hoạt động sorting độ tin cậy đâu đó tầm 70-80% thôi.
Có một công ty nọ, sản phẩm cơ khí sau khi qua nhiệt luyện thì phải qua quy trình mài. Để mà làm gãy những ba vớ của quá trình dập. Nhưng đá mài sau khi mòn lại lọt vào khe của sản phẩm. Cả nhóm tìm hoài không biết sao giải quyết cho được. Cuối cùng họ quyết định thêm một quy trình lựa hàng. Cho 4 ông công nhân ngồi đó, suốt ngày chỉ lựa đá. Việc này làm giảm tuần suất xảy ra thôi, chứ cũng không đảm bảo là 100% hàng hư không đến quy trình kế tiếp.
Mời các bạn xem thêm các hành động hay gặp trong bước này ở đây.
Tuan Huynh