Lean manufacturing hay viết ngắn gọn là lean, một thuật ngữ để mô tả sự tinh gọn trong sản xuất, tinh gọn trong quản lý. Nhằm giảm thiểu lãng phí và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Vậy khi bạn nghe về từ tinh gọn, bạn nghĩ về điều gì? Theo từ điển Tiếng Việt “có số lượng người tham gia ở mức thấp nhất, hợp lí nhất, nhưng vẫn đảm bảo hoạt động tốt”. Cũng khá hợp lý đúng không? Chúng ta hãy quay ngược thời gian trở về quá khứ để xem thuật ngữ này ra đời từ đâu.
Nhận diện anh Lean (Sản xuất tinh gọn – Lean manufacturing)
Quay về quá khứ, vào năm 1988, một nhóm các nhà nghiên cứu làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), do Tiến sĩ James P. Womack dẫn đầu. Trong lúc họ đang điều tra về ngành công nghiệp ô tô quốc tế, và tình cờ quan sát các điều độc đáo tại Công ty ô tô Toyota (TMC). Những điều họ thấy này khiến cho đoàn nghiên cứu vô cùng thích thú, nhưng cũng làm họ vô cùng vất vả để tìm kiếm một thuật ngữ để mô tả cho những gì họ thấy tại công ty này. Sau đó họ xem xét tất cả các khía cạnh về hiệu suất của Toyata và những công ty truyền thống khác. Rồi họ kết luận “Lean-Tinh gọn” là những công ty mà:
- Cần tốn rất ít công sức trong việc thiết kế, sản xuất và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm của họ.
- Đầu tư ít nhưng lại đạt được năng lực sản xuất cần thiết cao hơn hẳn đối thủ cạnh tranh.
- Sản phẩm được sản xuất với chất lượng cao hơn, ít phế phẩm hơn.
- Sử dụng ít nhà cung ứng hơn.
- Thực hiện các quy trình quan trọng, chính xác từ khái niệm cho đến xản suất, từ đặt hàng cho đến tận giao hàng, từ khi có vấn đề cho đến lúc khắc phục vấn đề. Trong thời gian ngắn hơn và bỏ công sức ít hơn nhiều.
- Yêu cầu rất ít hàng tồn kho ở mỗi công đoạn.
- Hiếm khi có nhân viên bị tai nạn hay gặp các vấn đề về an toàn lao động.
Các công ty có dấu hiệu như trên, là những công ty mà có nhu cầu sử dụng mọi thứ ít hơn bình thường mà vẫn hoạt động tốt thì gọi là những công ty Lean (Tinh gọn). Hay còn gọi là ” làm ít được nhiều“.
Và như thế Lean (tinh gọn) trở thành một thuật ngữ vô vùng, vô cùng nổi tiếng như bây giờ. Cho nên các anh chị em làm trong sản xuất, ai ít nhất cũng một lần nghe đến chữ Lean (Sản xuất tinh gọn), mặc dù số người biết, hiểu và áp dụng thành công thì khá ít.
Vậy khi ta nghe đến những doanh nghiệp mà có khả năng đạt nhiều với ít chi phí hơn, với ít nguồn lực hơn, ta gọi là doanh nghiệp tinh gọn. Những doanh nghiệp này sử dụng ít nhân công hơn mà vẫn làm tốt công việc của họ, ít nguồn lực hơn để tạo ra sản phẩm và dịch vụ, cần ít thời gian hơn cho việc thiết kế và phát triển sản phẩm, ít năng lượng và diện tích công xưởng hơn.
Bảng sau sẽ phân biệt rõ hơn, giúp bạn nhận diện tốt hơn thế nào là một doanh nghiệp Lean và thế nào là một doanh nghiệp thường.
Doanh nghiệp thường | Doanh nghiệp Lean | |
Mũi nhọn kinh doanh | Chiến lược lấy sản phẩm làm trung tâm, tập trung vào sản phẩm mà không đẩy mạnh đổi mới và nâng cao công nghệ. | Chiến lược tập trung vào khách hàng. Tập trung vào nhận diện những thay đổi, bắt kịp xu thế và nâng cao tính cạnh tranh. |
Cấu trúc của tổ chức | Cấu trúc phân tầng với rất nhiều cấp và chức năng. Khuyến khích làm việc theo chức năng và cấp bậc, thứ tự. Những luồng thông tin quan trọng từ những tầng thấp như lỗi vận hành, sai sót, phế phẩm mất rất nhiều thời gian để đến được với lãnh đạo cấp cao. | Cấu trúc theo cơ chế phẳng, linh hoạt, chạy dọc theo giá trị tạo ra. Khuyến khích sáng kiến cá nhân, không tuân theo thứ tự, cấp bậc, nhờ đó dòng thông tin trong tổ chức luân chuyển từ dưới lên trên rất nhanh. |
Lean (sản xuất tinh gọn) đã trở thành thuật ngữ quốc tế, rất nổi tiếng. Thật ra khái niệm về Lean không mới. Nó đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ở các tập đoàn khác nhau. Nhưng Lean đã cô đọng lại những điều tinh tế đó lại thành một hệ thống, ý tưởng, và khái niệm cụ thể:
- Duy trì sự tập trung không ngừng vào việc cung cấp giá trị khách hàng
- Áp dụng triết lý cải tiến liên tục.
- Cung cấp chính xác những gì cần thiết vào đúng thời điểm, dựa trên nhu cầu của khách hàng.
- Giữ cho mọi thứ luôn được luân chuyển một cách hiệu quả và tạo ra giá trị gia tăng.
- Ứng dụng phương thức kĩ thuật để giảm nguồn giao động và giảm lãng phí.
- Lấy con người làm trọng tâm.
- Vì một mục tiêu chiến lược và phát triển lâu dài.
Tuấn Huỳnh
7 thoughts on “Lean là gì? làm sao để nhận dạng một tổ chức lean?”