Six Sigma và những điều có thể chưa biết?

Six Sigma là gì?

Six Sigma hay 6σ có thể được hiểu theo 2 cách: là một phương pháp cải tiến quy trình hay một khái niệm thống kê. Mục đích là để tìm ra những điểm dao động trong quy trình.

Sự dao động của quy trình có thể dẫn đến khả năng phát sinh ra sản phẩm lỗi. Các sản phẩm lỗi sẽ làm giảm sự hài lòng của khác hàng. Do đó, Six sigma giúp giảm khả năng phát sinh hàng lỗi và tăng niềm tin khách hàng.

Phương thức hoạt động Six Sigma là gì?

Trong quá khứ, nhiều quyết định được ban hành chỉ dựa trên cảm tính và kinh nghiệm. Trong khi đó Six Sigma dựa trên phương pháp đo lường, các tiêu chuẩn và số liệu. Song song đó, Six sigma không phủ nhận những kinh nghiệm cũng như bất kì trực giác nào.

Six sigma hoạt động dựa trên kĩ năng, kinh nghiệm và kiến thức. Cung cấp một nền tảng toán học và thông kê cho việc đưa ra quyết định. Ví dụ kinh nghiệm chỉ ra quy trình nào đó không hoạt động. Và thống kê giúp chứng minh điều đó là đúng. Trực giác sẽ mách bảo người quản lý rằng “ một sự thay đổi nào đó giúp cải thiện quy trình”. Và Six Sigma sẽ giúp chúng ta xác nhận lại nhận định đó.

Những hạn chế khi đưa ra quyết định mà không dựa trên Six sigma

Khi không có bất kì sự đo lường hay phân tích nào thì quyết định được tiến hành như sau:

  • Một người có tầm ảnh hưởng lớn đưa ra ý tưởng hoặc chia sẻ một ý tưởng của người khác.
  • Dựa trên kinh nghiệm và kiến thức, người đưa ra quyết định tin tưởng rằng ý tưởng sẽ thành công
  • Ý tưởng được thực hiện trong một môi trường giả định (Thử nghiệm Beta) nhằm giảm thiếu chi phí và rủi ro.
  • Thành công của ý tưởng sẽ được cân nhắc lại sau đó sẽ được áp dụng. Vấn đề có thể phát sinh sau khi giải pháp áp dụng tại thời điểm hiện tại hoặc tương lai.

Thử nghiệm Beta là gì?

Thử nghiệm Beta nghĩa là chỉ áp dụng ý tưởng và thay đổi vào một mô hình giả định. Kết quả thu được sau khi thử nghiệm không có độ chính xác cao vì hoàn toàn không có bất cứ số liệu nào.

Có thể tố chức đang lãng phí tiền cho những dự án không mang lại kết quả như mong đợi. Và ảnh hưởng đến niềm tin khách hàng thông qua trình thử nghiệm với nhiều nguy cơ xuất hiện sản phẩm lỗi.

Trong nhiều trường hợp, do tổ chức không quan tâm đến việc thu thập dữ liệu để cải tiến, dẫn đến họ không thật sự nắm rõ tình hình. Cho nên, nếu tổ chức đề xuất cái tiến thì chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không tận gốc.

Những ưu điểm khi đưa ra quyết định dựa trên Six sigma

Six Sigma cho phép các tổ chức xác định vấn đề, đánh giá các giả thuyết, tổng hợp các giải pháp. Sau đó lên kế hoạch thực hiện để tránh những kết quả không mong muốn có thể xảy ra. Bằng cách áp dụng các công cụ như phân tích thống kê hay vẽ sơ đồ cho quy trình cho các vấn đề hay các giải pháp. Điều này giúp cho các nhóm có thể qua sát và dự đoán kết quả đầu ra với độ chính xác cao. Đồng thời hỗ trợ lãnh đạo đưa ra những quyết định với rủi ro tài tính thấp nhất có thể.

Six Sigma không cung cấp một giải pháp hoàn hảo cho chúng ta. Bởi vì ngay cả khi đã áp dụng các công cụ thì vấn đề cũng sẽ phát sinh. Đó là lý do tại sao Six Sigma cần cung cấp thêm các công cụ kiểm soát. Mục đích là khi chúng ta áp dụng những thay đổi và chúng ta có khả năng kiểm soát sự ảnh hưởng do sự thay đổi gây ra (như chi phí hay thái độ của khách hàng).

Sigma Level là gì?

Đôi khi chúng ta thường nghe nói rằng nhà máy A xây dựng được một quy trình 3σ , nhà máy B được 1.5 σ . Vậy 3 và 1.5 là gì?

Đó chính là Sigma Level. Sigma Level là một giá trị phản ánh tỷ lệ lỗi phát sinh trên một triệu cơ hội.

Lấy một ví dụ đơn giản như thế này: nếu nhà máy A xây dựng được một quy trình   thì được hiểu là một sản phẩm khi được tạo thành từ nhiều bước thì có chỉ có 3,4 sản phẩm lỗi trên một triệu cơ hội lỗi có thể xảy ra.

Điều đó có nghĩa là 99.99966% sản phẩm từ quy trình đó không có khiếm khuyết (Yield). Tương tự như thế chúng ta có một bảng giá trị về Sigma Level như sau:

                        Bảng Sigma Level 

DPMO- Defects per Million Opportunities (tỷ lệ lỗi phát sinh trên một triệu cơ hội)

Ví dụ: Quy trình sản xuất một ly cam ép gồm có 5 bước, nhưng nguyên nhân tạo ra tạo ra lỗi là 100 ( nguyên nhân 1, nguyên nhân 2….. nguyên nhân 100)

Vậy số cơ hội tạo ra lỗi = C1100+C2100+ C3100 + ……+ C100100

Công thức tính Sigma Level

Sau đó áp giá trị tính được vào bảng Sigma Level, sẽ biết được quy trình này đáp ứng được bao nhiêu Sigma Level.

 

Han Vo

3 thoughts on “Six Sigma và những điều có thể chưa biết?

Leave a Reply